Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh

Phần 1: Ngôn ngữ của màu sắc (một vài khái niệm cơ bản)

– Các mô hình (modèles) màu sắc

Các mô hình thể hiện màu sắc đã có từ nhiều thế kỷ trước, nhưng một mô hình thực sự đi từ nghiên cứu khoa học và có mang tính họa hình được tạo bởi Newton năm 1702, từ đó đến nay rất nhiều mô hình khác được sinh có dạng từ 2D đến 3D và được dùng cho nhiều mục đích khác nhau

1-Vòng tròn của Newton: 7 màu cầu vồng được xếp liên tục teo thứ tự trong một vòng tròn, sự liên hệ giữa các sắc màu trở nên có luật lệ và rõ ràng. Mô hình này rất hữu ích để hiểu sự phối hợp hài hòa vả cân bằng của màu sắc, là công cụ cơ bản của lý thuyết màu sắc.
2-Vòng tròn phổ màu: sự chuyển tiếp các màu mang tính liên tục, màu đỏ tương ứng với o° được đặt lên trên cùng
3-Tam giác Delacroix: 3 màu cơ bản trong hội họa được đặt trên 3 đỉnh tam giác, nối với nhau bởi 3 màu thứ cấp bậc 2 (tạo ra bằng cách trộn 2 màu cơ bản tương ứng)
4-Ngôi sao màu của Blanc: 1867, mối tương quan giữa 3 màu cơ bản, 3 màu thứ cấp bậc 2 và 6 màu thức cấp bậc 3
5-Vòng tròn của Mulsell: 1905, họa sĩ Mỹ Albert Munsell tạo ra mô hình từ 5 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh dương, màu tía (poupre) và 5 màu trung gian, được làm cơ sở cho mô hình 3D Musell, mô hình này vẫn được dùng bởi GregtaMacbeth
6-Vòng tròn của Ostwald: 1916, nhà hóa học đức Wilhem Ostwald tạo ra mô hình 25 màu tạo ra từ các màu được cảm nhận: đỏ, vàng, xanh lá cây và xanh dương, màu xanh lá cây được coi là cơ bản dưới góc độ cảm nhận thị giác

Mô hình màu 3D L*a*b*: Được tạo ra năm 1976 từ hội nghị quốc tế về chiếu sáng, mục đích là thể hiện được tất cả màu sắc có thể nhận biết được cũa thị giác, mô hình này dùng 3 giá trị: sắc màu (teint), độ bão hòa (độ tinh khiết, saturation, màu càng tinh khiết thì càng tươi),và độ sáng. Đây là một mô hình rất rộng và bao hàm các mô hình khác, ta có thể hình dung một vòng tròn 2D thể hiện các sắc màu, khi chuyển vô tâm thì độ bão hòa giảm dần, vị trí màu trên vòng tròn đựơc hiển thị bằng 2 giá trị: a (theo trục đỏ-xanh lá cây) và b (theo trục xanh dương-vàng) tất cả các giá trị 2D đó được cộng thêm giá trị cường độ sáng theo trục vuông góc vòng tròn thành ra 3D
Thực tế luôn có sự xung đột giữa các mô hình màu dựa trên ánh sáng phản chiếu và mô hình dựa trên ánh sáng trực tiếp: Newton bắt đầu từ màu quang phổ (áng sáng trực tiếp tách ra khi qua thấu kính) trong khi nhiều lí thuyết gia khác nghiên cứu trên màu của ánh sáng phản chiếu. Trong nhiếp ảnh digital, ta dùng cả 2 hệ thống, ánh sáng trực tiếp trên màn hình và ánh sáng phản chiếu trong in ấn. Thực chất cái vòng phổ màu của newton ta thấy trên đây chỉ là mang tính phỏng chừng vì ta không thể in được trên giấy (màu ánh phản chiếu)

– Các sắc màu (teinte) cơ bản
Khái niệm về các sắc màu cơ bản (các màu chính để tạo ra các màu khác) có từ rất lâu và thường bắt đầu từ các chất màu tinh khiết tìm thấy được trong thiên nhiên. Thời trung cổ màu vàng kim loại, màu đỏ và màu xanh dương được dùng nhiều nhất không phải dựa trên khái niệm pha trộn màu sắc mà chằng qua kim loại vàng, bột thần sa và đá da trời (outremer) sẵn có trong thiên nhiên. Đến nay người ta thống nhất thành 2 hệ khác nhau, hệ ánh sáng trực tiếp có 3 màu cơ bản: Đỏ-Xanh dương-Xanh lá cây và hệ ánh sáng phản chiếu có 3 màu cơ bản khác: Đỏ-Vàng-Xanh dương

3 màu cơ bản của áng sáng trực tiếp (Đỏ-Vàng-Xanh lá cây) được tạo ra bởi sự chiếu sáng trực tiếp (trên sensor, màn hình), kết quả pha trộn lẫn nhau sẽ cho ra màu trắng
3 màu cơ bản của áng sáng phản chiếu (Đỏ-Vàng-Xanh dương) tạo ra bởi các chất màu in hoặc vẽ trên giấy, khi trộn lẫn với nhau sẽ ra màu đen, đây cũng là 3 màu cơ bản trong hội họa
Trong hội họa, hầu như tất cả màu sắc được phát sinh ra bởi sự pha trộn từ 6 màu sau: 3 màu cơ bản (Đỏ-Vàng-Xanh dương) và 3 màu thứ cấp bậc 2 (Cam-Xanh lá cây-Tím) cộng với các màu Trắng, Đen hoặc xám, vì nhiếp ảnh thừa hưởng các kiến thức từ hội họa nên ta sẽ lần lượt nghiên cứu các màu này, hơn nữa trong thế giới xung quanh ta phần lớn các màu sắc là kết quả của ánh sáng phản chiếu, chỉ trừ các vật phát sáng trực tiếp như mặt trời, các loại đèn…

-Độ bão hòa (saturation):
Các sắc màu “tinh khiết” hòan toàn bão hòa, khi đó nó cho cường độ (màu) tối đa, thực tế trong cuộc sống các màu ít khi nào hoàn toàn bão hòa, chúng “dơ” hơn, xỉn hơn, thậm chí độ bão hòa=0 (màu trắng, xám hoặc đen) vì vậy các màu “tinh khiết” luôn được dùng làm trọng tâm của một bức hình nếu ta tìm được chúng trong thiên nhiên. Trong thực tế ta có thể làm giảm độ bão hòa của một màu bằng cách pha thêm màu trắng, màu đen, xám hoặc một màu bổ sung (màu đối diện trong vòng tròn thể hiện màu sắc)


Thực tế, hiếm khi tìm được màu hoàn toàn bão hòa trong thiên nhiên, ngoài các loài hoa và một số sắc tố động vật, ngay cả bầu trời xanh không bão hòa như ta cảm nhận


Khi cắt qua mô hình lab, các sắc màu đạt được độ bão hòa tối đa ở các cường độ sáng khác nhau, ví dụ trên hình cùng một cường độ sáng, màu vàng bão hòa hơn màu tím

-Độ sáng (luminosité)
Cường độ sáng tối đa phụ thuộc vào sắc màu, màu vàng là màu sáng nhất, trái lại màu tím tối nhất, độ sáng làm màu sắc sáng lên hay thẫm lại, màu trắng và đen là 2 thái cực. Ta nên nhớ là một cường độ sáng tương ứng với 1 sắc màu, màu vàng chỉ tồn tại ở “tông” sáng, màu đỏ trở thành màu hồng và mất đi các tính chất của nó nếu bị sáng quá, màu xanh dương trái lại, phủ gần hết cường độ sáng (từ tối đến sáng ta vẫn cảm nhận được đó là màu xanh dương) , màu cam có đặc điểm gần giống màu vàng và màu xanh lá cây gần giống màu xanh dương, còn màu tím là khó chịu nhất, nếu sáng lên một chút nó trở thành màu “lavande” còn thẫm hơn nó tiến gần màu xanh dương đậm.
Cường độ sáng trong nhiếp ảnh phụ thuộc vào sự đo sáng (exposition), bằng cách thay đổi nó ta sẽ rút ra được các hiệu quả khác nhau về màu sắc



Cường độ sáng thay đổi tùy theo sắc màu, màu vàng luôn sáng, khi làm tối lại nó trờ thành màu vàng đất, trong khi màu tím luôn luôn tối, nếu sáng lên nó trở thành màu tái, ta cũng thấy rằng màu vàng bão hòa sáng hơn màu tím bão hòa nhiều

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900×389.

Sự giảm sáng một chút giúp tăng các sắc màu, nếu ta giảm sáng nhiều sẽ làm cho chúng tối lại và trở thành đen, ngược lại nếu tăng sáng quá đà sẽ làm mất đi các đặc điểm màu sắc, làm chúng trở thành “tái”


Độ sáng của một vài màu có thể thay đổi tùy theo màu của nguồn chiếu sáng, màu xanh thẫm hơn nếu được chiếu bằng đèn dây tóc (giữa), sẽ giảm sút đi dưới áng sáng mặt trời (trái) và ánh sáng đèn huỳnh quang (phải)

-Màu của ánh sáng:
Ánh sáng trắng của mặt trời là một phổ liên tục rất rộng bao gồm các sóng có bước sóng khác nhau , mắt người chỉ có khả năng bắt được một “đoạn” rất nhỏ trong phổ đó, từ bước sóng 380 nm (màu tím) đến 780 nm (màu đỏ). Một điểm lưu ý là mắt không thể phân tách được các bước sóng khác nhau (màu) khi chúng trộn lẫn với nhau mà chỉ thấy được như một màu. Khi có mặt đầy đủ các bước sóng trong phổ nhìn ta thấy ánh sáng màu trắng (áng sáng mặt trời lúc giữa trưa), còn lúc mặt trời lặn ta thấy màu đỏ-cam vì khi đó chỉ tồn tại các bước sóng từ 570 đến 620nm


Phổ ánh sáng rất rộng, đi lần lượt từ bước sóng lớn nhất đến nhỏ ta sẽ có: sóng radio, sóng micro onde, tia hồng ngoại (gần màu đỏ), áng sáng thấy được (bắt đầu từ đỏ đến tím), tia cực tím, tia X và tia gamma. Film và sensor bắt được một phần tia cực tím nên mới có filtre UV để ngăn bớt vì nó tác động vô kết quả ảnh, cả về màu sắc và exposition (thấy được) mặc dù mắt người không thấy tia cực tím



Mắt người có mức nhạy cảm khác nhau với các bước sóng khác nhau và hoàn toàn hợp lý khi nó nhạy cảm nhất với các bước sóng trung bình, giảm dần ra 2 cực (từ không thấy gì ở tia hồng ngoại, bất đầu cảm nhận được ở màu đỏ sau đó thấy rõ hơn màu cam, đến cực điểm màu vàng, rồi bắt đầu giảm dần ở xanh lá cây, xanh dương đến nhỏ nhất ở màu tím, sau đó lại không thấy gì ở tia cực tím -hình trên bên trái). Vì vậy ta thấy màu vàng luôn sáng, còn màu tím lại tối. Một lưu ý nữa là ngoài các tế bào hình nón cảm nhận ánh sáng và màu sắc (nhạy đối với bước sóng 600nm- màu vàng), mắt người còn có các tế bào hình que chỉ cảm nhận được cường độ ánh sáng mà không phân biệt được màu sắc, chúng chỉ hoạt động khi ánh sáng rất yếu và có độ nhạy lớn nhất đối với bước sóng 500 nm (xanh lá cây), vì vậy khi ánh sáng rất yếu thì ta cảm nhận tốt hơn màu xanh lá cây -hình trên bên phải


Trước khi mặt trời mọc, sương mù trên sông Yamuna giữ lại chủ yếu màu xanh của bầu trời không mây, và màu magenta ngay đường chân trời hướng về phía mặt trời, ảnh chụp ngôi đền Taj Mahal ở khoảnh khắc đó cho một sự phối hợp giữa 2 màu trên

– Nhiệt độ màu

Nhiệt độ màu được dựa trên màu phát ra của một vật bị đốt nóng, tùy theo nhiệt độ nung của vật đó và được tính theo độ Kelvin. Một chất bắt đầu phát ra ánh sáng đỏ ở 1000 độ K, trở nên trắng ở 5000°K và chuyển sang xanh ở nhiệt độ cao hơn, nhiệt độ màu trên bề mặt của mặt trời là một màu trắng hoàn toàn. Việc này có vẻ trái với cảm xúc của chúng ta vì ta thường cảm giác màu đỏ “nóng” hơn màu xanh, máy kĩ thuật số dùng nhiệt độ màu trong việc tính white balance và đây là một điểm rất mạnh vì ta có thể thay đổi theo ý muốn, lúc trước chụp phim cần phải sử dụng nhiều loại phim khác nhau để chỉnh sửa nhiệt độ màu


Một vài thông số về nhiệt độ màu tương ứng với các nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo (xin lỗi các bác tôi không biết gõ dấu tiếng Việt trong photoshop 🙂 )


Hình 1: Màu cam của đèn dây tóc trong nhà hắt ra tương phản với nhiệt độ màu rất cao (ánh xanh) của ánh sáng chiều tà trong một khu ở Tokyo. Hình 2 chụp lúc sáng sớm ở New york, màu nóng của ánh sáng trực tiếp tương phản với màu xanh lạnh trong bóng râm phản chiếu bầu trời xanh


Một ngôi nhà sharker ở Kentucky chụp trong buổi sáng nắng đẹp, bóng đổ trên mái xuống tuyết có một màu xanh rực rỡ

– Phổ ánh sáng không liên tục:

Không như ánh sáng trắng ban ngày, ánh sáng của đèn huỳng quang và đèn khí đốt (thủy ngân, natri, xénon) chỉ chứa các đoạn hẹp sóng ánh sáng không liên tục nên sẽ cho màu trong các bức ảnh chụp. Chúng được sử dụng rộng rãi trong chiếu sáng công cộng trong nhà cũng như ngoài phố. Mắt người khi nhìn có khả năng “sửa sai” nên thực tế ta vẫn thấy ánh sáng trắng bình thường, nhưng bản phim hay sensor sẽ ghi nhận trung thực lại các màu sắc và thường gây nên vấn đề màu cần giải quyết. Với phim thì thông thường người ta dùng các kính lọc màu (filtre), còn máy ảnh kĩ thuật số chỉ đơn giản dùng “white-balance”, tất nhiên cũng còn tùy mục đính và cảm nhận của người chụp mà quyết định có sửa hay không hay trái lại tăng cường nó lên để tạo ra “ambiance” cho ảnh chụp. Sở dĩ mắt người vẫn cảm nhận màu trắng bình thường bởi vì chúng không phân biệt được sự khác biệt từng bước sóng khác nhau mà có khuynh hướng cộng chung lại một kết quả và bỏ qua các “lỗ hổng” bị thiếu trong phổ ánh sáng không liên tục.


Hình 1: Ngôi đền Vàng ở Amritsar, đèn thủy ngân chiếu sáng các nhà cửa khu phố xung quanh hồ cho ra màu xanh dương-xanh lá cây, tương phản với ánh sáng vàng đèn dây tóc của ngôi đền đã tạo ra vẻ đẹp cho bức ảnh.
Hình 2: Đèn projecteur khí natri tạo ra một ánh sáng vàng đặc biệt cho mặt tiền nhà “Grand palais” ở Bruxelles
– Màu sắc của vật

Bản thân các vật xung quanh ta không có màu sắc, khi các sóng ánh sáng chiếu vào một vật thì tùy vô tính chất vật lý của vật liệu (Tần số dao động các điện tử, lực hấp dẫn của các nguyên tử đối với các điện tử đó) mà nó có các tác động khác nhau vớc các sóng ánh sáng khác nhau. Khi sóng áng sáng trùng với tần số dao động riêng sẽ bị vật liệu hấp thu, nếu khác nhau thì chúng bị phản chiếu lại, còn nếu rất khác biệt thì sẽ xuyên qua vật liệu đó (vật liệu trong suốt), vì vậy tùy theo tính chất vật lý nó trên của bề mặt mà ta sẽ thấy các màu khác nhau. Nếu vật liện hấp thu hết các sóng ánh sáng ta sẽ thấy màu đen, phản chiếu lại hết sẽ cho ra màu trắng, còn phản chiếu một đoạn bước sóng đậc biệt thì ta sẽ thấy vật có màu của bước sóng đó, ví dụ trong hình dưới đây ta sẽ thấy vật màu đỏ cam vì nó phản xạ lại nhiều nhất các sóng màu đỏ và vàng.


Nếu dựa trên vòng tròn hiển thị màu sắc thì ta thấy sự hấp thu và tính phản xạ hoạt động mang tính trái ngược, phần lớn lá cây màu xanh lá bởi vì chúng hấp thu sóng ánh sáng đỏ (màu đối nghịch trong vòng tròn hiển thị màu sắc), bông hoa cúc màu vàng bởi vì cánh hoa hấp thu các sóng ánh sáng xanh dương và tím.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn đối với nguồn sáng màu, với ánh sáng đỏ cam buổi bình minh thì màu lá cây trở nên rất tối bởi vì chúng hấp thu phần lớn tỉ lệ ánh sáng mà chúng nhận được (màu xanh lá có tính hấp thu sóng ánh sáng đỏ cam). Trong áng sáng màu của vũ trường nếu bác nào muốn sáng rực lên thì hãy chọn màu quần áo gần trùng với màu ánh sáng đó 😆 và ngược lại chọn màu đối nghịch
Mở rộng vấn đề một chút: thay vì chiếu ánh sáng màu vô một cảnh thì ta có thể dùng các kính lọc màu trên máy, đây là cách thay đổi cường độ ánh sáng các màu khác nhau trong chụp ảnh trắng đen. Ví dụ để làm tối bầu trời xanh ta dùng các kính lọc có màu đối nghịch với màu xanh dương trong vòng tròn màu sắc, đó là các màu vàng -cam- đỏ, màu cam có tác dụng mạnh nhất vì nó đối diện nhất qua tâm vòng tròn. Kính lọc màu cam sẽ chặn bớt các tia màu xanh dương của bầu trời làm cho bầu trời sẫm lại, trái lại nó sẽ cho các sóng màu đỏ cam qua nhiều nhất khiến cho màu đỏ cũa bông, lá cây mùa thu rực sáng lên

– Màu đỏ

Về thị giác thì màu đỏ là một trong những màu đựơc “chuộng nhất”, nó lôi kéo người xem ngay tức khắc. Nếu đặt kế bên các màu “lạnh” hơn đặc biệt là màu xanh lá hay xanh dương thì màu đỏ sẽ “nhảy” lại gần người xem ngay tức khắc tạo nên hiệu quả “không gian” trong bức hình. Nó cũng là màu chứa năng lượng nhiều nhất và tạo lên một sự “rung động” rất mạnh khi đặt gần màu khác. Trái với màu vàng sáng và trong suốt, màu đỏ tương đối “đậm đặc”, màu vàng tỏa ra ánh sáng còn màu đỏ toát ra năng lượng. Về cảm xúc thì màu đỏ cho cảm giác sống, mạnh mẽ, nóng bỏng, gợi sự đam mê (bông hồng tượng trưng cho tình yêu), nhưng lại cũng hung tàn, nguy hiểm, đe dọa (tượng trưng cho chiến tranh, hủy diệt vì cùng màu máu). Là một màu tượng trưng cho quyền lực (các buổi lễ trọng thể luôn luôn có các tấm thảm đỏ) , một biểu tượng của sự cấm đoán (đèn đỏ, biển cấm), tượng trưng cho cách mạng vì gắn liền với máu và chiến tranh. Trong một số nền văn hóa á đông màu đỏ rất được thích dùng kể cả VN (các ngày lễ tết, cúng kiếng…).
Trong nhiếp ảnh màu đỏ rất dễ kiếm trong cuộc sống hàng ngày cũng như thiên nhiên như màu hoa, động thực vật, áng sáng mặt trời bình minh hoàng hôn…


Hình 1: Bột màu Tilak dùng để sơn điểm đỏ trên trán rất phổ biến nên ta có thể tìm thấy được trong tất cả các chợ ở Ấn độ
Hình 2: Nếu vật được chiếu bằng ánh sáng đỏ (filtre Wratten 25) sẽ cho ra một chất lượng màu đặc biệt, phần tối hoàn toàn đen nhưng phần sáng luôn luôn đỏ, không làm sáng vật lên được cho dù cường độ lớn đến đâu đi nữa


Thoạt nhìn thì ai cũng yêu thích ngay hình này trước khi hiểu ra rằng đó là các khối huyết heo được bán trong một phiên chợ ở Lào

-Màu vàng

Màu vàng là màu sáng nhất trong các màu và đó chính là tính chất đặc biệt nhất của nó, màu vàng tối không tồn tại, nếu bị trộn với màu đen nó sẽ không còn là màu vàng nữa. Vì ta thường thấy màu vàng trên các nền màu sẫm hơn (vì sáng nhất chỉ thua màu trắng) nên trong các bức ảnh nó thường rực lên, đó cũng là lí do rất khó phối hòa độ sáng của màu vàng với các màu khác. Màu vàng cũng không được linh hoạt lắm bởi vì phải tinh khiết, chỉ cần ánh qua xanh hay đỏ một chút là biết liền. Tất cả các màu đều thay đổi tính chất khi được đặt kế nhau nhưng màu vàng đặc biệt “nhạy cảm”, giống như hình dưới đây cho thấy, nó rất “mãnh liệt” khi được đặt kế màu đen nhưng lại rất vô vị lạt lẽo khi gần màu trắng

Màu vàng thể hiện sự chói lọi, mạnh mẽ, sự vui vẻ và ánh sáng. Trong thiên nhiên màu vàng tinh khiết khá hiếm, ta chỉ tìm thấy ở khối lượng nhỏ một số bông hoa, lá mùa thu, phần sáng của lửa, lòng đỏ trứng gà… Trong cuộc sống người ta dùng màu vàng khi muốn lôi kéo sự chú ý như các tín hiệu giao thông, hộp thư bưu điện, xe taxi…


Màu vàng của chai dầu bão hòa hơn màu vàng lá cây, nhưng cái phông đen của ngọn đồi ở Colorado làm cho màu lá rực và tươi lên. Cả hai cảnh đều được cố tình chọn ánh sáng “rétro” (chếch từ phía sau tới) nhằm thể hiện màu vàng được rực rỡ nhất


Màu vàng cũng đóng vai trò quan trọng khi nó tái hơn và ít bão hòa hơn, thường do ánh vàng của nắng buổi sáng và chiều, màu vàng rực hơn khi khí quyển có bụi mù. Màu vàng tái của cái làng ở biên giới miến điện trên đây là kết quả của bụi tro do đốt râỹ, tro bụi làm giảm nhiệt độ màu sắc ngay cả khi mặt trời đã lên cao

– Màu xanh dương

Đây là một màu tĩnh lặng, khá tối và rất lạnh, nó rất phổ biến trong nhiếp ảnh và có nhiều biến tướng khác nhau. Về thị giác, màu xanh lùi ra xa và cho cảm giác thanh bình hơn màu đỏ rất nhiều, là màu tối nhất trong 3 màu cơ bản, khá mạnh mẽ khi thẫm lại. Tính trong suốt của nó khác biệt với độ đậm đặc của màu đỏ, rất linh hoạt: ta dễ dàng cảm nhận thấy nó tươi và tinh khiết hơn là thực sự nếu không có màu xanh khác kế bên để so sánh.
Màu xanh bão hòa là màu dễ tìm thấy nhất do tính khuyếch tán các bước sóng ngắn trong khí quyển, là lí do bầu trời không mây có màu xanh dương. Nước có tính hấp thụ lần lượt các màu sắc theo độ sâu bắt đầu từ sóng có bước sóng dài nhất (màu đỏ) vì vậy mặt nước thường có màu xanh lá cây chuyển sang xanh dương


Một cảnh chụp bờ biển vùng caraïbes, nến nhìn biển từ góc độ thấp so với hìng không ảnh, mặt nước phản chiếu bầu trời nên sáng và tái hơn ở gần đường chân trời


Khoảnh khắc tốt nhất để tìm màu xanh dương là ngay khi mặt trời lặn hay trước khi mặt trời mọc, khi ánh sáng phản chiếu lên bầu trời. Bức ảnh được chụp với chế độ “ánh sáng ban ngày” cho ra một khung cảnh lạnh lẽo và buồn thảm


Một phòng đẽo ra từ băng đá trong một khách sạn ở Thụy điển cho ra sắc màu xanh rực rỡ

– Màu xanh lá cây:

Màu của tự nhiên, màu xanh cũng là màu mắt người nhạy cảm nhất và ta có thể phân biệt được rất nhiều màu xanh lá khác nhau, tùy theo ngả sang phía màu xanh dương hay màu vàng mà màu xanh lá mang những đặc tính rất khác nhau. Khi ánh sáng rất yếu thì ta sẽ thấy rõ nhất nếu ánh sáng có màu xanh lá cây. Là màu của thiên nhiên nên từ đó cho ra những sự liên tưởng và biểu tượng mang tính tốt lành: màu của sự tăng trưởng, tiến bộ, tươi trẻ, thiên nhiên.
Rất phổ biến trong thiên nhiên, nhưng cũng rất khó tìm thấy màu xanh tinh khiết, ta cứ thử chụp thật nhiều màu xanh trong thiên nhiên rồi so sánh với mẫu màu xanh trong photoshop (đỏ=0, Xanh dương=0, Xanh lá=255) sẽ thấy. Phần lớn màu xanh lá giảm độ bão hòa do trộn với màu xám, nhưng lá cây ta cảm thấy tươi khi được chiếu bằng ánh sáng “rétro”.
Bất kể liên kết với các biểu tượng tốt, một bức ảnh nếu có một “tông” toàn bộ xanh lá lại được coi là ít hấp dẫn lôi cuốn, đôi khi liên hệ vớ sự thối rữa, ẩm mốc


Trong một buổi chợ sáng tại Moroni, màu xanh lá cây của những buồng chuối trộn lẫn với màu quần áo của người bán hàng. Trong xứ hồi giáo này màu xanh lá rất phổ biến do lí do tôn giáo


Ánh sáng mặt trời chói lọi chiếu lên các tán lá cây trong một khu rừng vịnh Fundy được phản chiếu xuống mặt nước quanh các mỏm đá phủ rêu. Tốc độ chụp chậm làm mềm đi các gợn nước và làm giàu thêm màu xanh

– Màu tím:

Sự phối hợp giữa màu xanh dương và màu đỏ rất khác biệt với các màu khác vì nó rất khó nắm bắt. Rất nhiều người rất khó khăn trong việc phân biệt màu tím tinh khiết. Trong nhiếp ảnh ta sẽ gặp phải các vấn đề từ sự thu nhận, thể hiện trên màn hình cho đến khi in ấn. Các gam màu trên màn hình và mực in rất không hiệu quả đối với màu tím. Màu tím nguyên chất rất tối, nếu sáng quá nó sẽ trở thành màu “lavande”, nếu sẫm hơn lại làm nhầm lẫn với màu xanh dương-đen. Nếu hơi ngả sang màu đỏ sẽ biến thành màu magenta, nếu ta lấy bớt ra chút đỏ thì lại trở thành xanh dương. Chính ranh giới giữa màu tím và màu đỏ là khó phân biệt nhất.
Màu tím liên hệ với sự xa hoa, tạo ra cảm giác bí ẩn và bao la, gợi nên “linh tính” và một thế giới xa lạ. Chính vì vậy màu tím được dùng nhiều trong tôn giáo.
Là một màu rất khó tìm thấy, một vài bông hoa có màu tím nhưng lại rất khó ghi nhận lại chính xác. Ánh sáng trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn đôi khi cho ra màu tím (sự trộn lẫn đỏ cam của ráng nắng và màu xanh của bầu trời)


Ảnh các dãy trồng hoa Lavande ở Provence-Pháp, đó cũng là tên của một gam màu tím


Hoàn hôn và bình minh cho ra gam màu khá rộng lớn tùy theo các điều kiện thời tiết khác nhau, kết quả thường rất bất ngờ. Ảnh chụp bờ biển Đông-nam Nhật bản, 2 mỏm đá nổi tiếng tên Meoto-Iwa nối với nhau bằng một sợi thừng được chiếu rétro bởi bầu trời tía lộng lẫy, ảnh nguyên gốc hoàn toàn không được sửa lại

– Màu cam:

Màu cam là một màu rực rỡ, nó được liên hệ chặt chẽ với ánh sáng do sự đốt nóng. Do pha trộn từ màu đỏ và vàng nên cũng mang một số tính chất của 2 màu đó. Màu cam rất sáng và mạnh khi nguyên chất, khi sáng lên sẽ trở thành màu “beige”, sẫm xuống thì trở thành màu “maron”.
Gắn liền với các ngày lễ, nhưng cũng biểu tượng của sức nóng và khô cằn.
Ta tìm thấy màu cam ở một số loài hoa, trong ánh sáng đèn tungstène, lửa nến . Khi chụp ảnh phim người ta hay dùng filtre 85B standard (màu cam) với phim type B trong ánh sáng ban ngày để bù trừ “tông” xanh dương vốn có của phim.


Trong Shinto Nhật, màu cam ngả sang đỏ là một màu thiêng liêng. Trong ảnh màu cam được sơn trên các cổng Torii trên lối vào mộT ngôi đền


Mặt trời lặn phản chiếu xuống dòng nước đục của sông Mekong ở Viêng chăn cho một màu cam đỏ.

– Màu đen:

Màu đen không có ánh sáng và “tông”, trong nhiếp ảnh người ta tạo ra màu đen bằng cách giảm sáng. Khi tinh khiết, màu đen không hề chứa một chi tiết nào tuy nhiên nó rất quan trọng cho mật độ và sự phong phú của bức ảnh. Màu đen rất cần thiết để tạo sự tương phản với các màu khác bởi vì nó là cực điểm của sự đậm đặc và đồng nhất. Thường màu đen dùng làm nền, tả hình thể đường nét (chụp ngược sáng), hoặc để chấm phá. Màu đen không nên quá đậm đặc, vả lại khi in lên giấy cũng bị giảm nhiều và trở thành màu xám rất đậm. Màu đen thường phải có trong các bức ảnh để tạo nên những điểm “neo” cho các tông màu khác. Một số bức ảnh không cần màu đen khi muốn thể hiện sự tinh tế nhẹ nhàng các tông màu (ảnh chụp một cảnh sương mù) nhưng đa số đều cần có một phần đen tuyệt đối trong các bức ảnh. Sự dư sáng, độ contrast yếu hay sai lầm khi xử lí ảnh KTS là “kẻ thù” của màu đen.
Tuy nhiên để thu nhận được các chi tiết trong vùng đen phải phân biệt được sự khác nhau rất nhỏ (từ 0 đến 20 trong ảnh 8bits trên thang 0-255). Sự tinh tế tinh vi trong các bức hình của màu đen trên nền đen rất thú vị để khám phá và cũng là một thử thách. Trong hội họa Manet đã tìm ra cái mà Matisse gọi là “một màu đen minh bạch và sáng sủa”.
Khi màu đen sáng lên thành màu xám, khi đó nó rất nhạy cảm với tính trung dung (neutralité) hay không, chỉ cần một chút ánh màu vô là thấy liền. Các màu đen của bóng đổ trong các bức ảnh chắc chắn chứa đựng một tông màu nào đó.
Màu đen cho sự liên hệ và biểu tượng với tính trung dung . Nó cũng gắn liền vớ sự giàu có và thanh lịch (màu quần áo cũa giới quí tộc thế kỉ 16, 17)


Để thu nhận được “hình nét” (sihouette), cần phải có nền sáng trong khi cận cảnh chìm trong tối như trong bức hình chụp một sư chùa Swedagon ở Rangoon. Một màu đen tuyệt đối sẽ tăng cường chất lượng cho hình nét vì thế đã dùng pipette của điểm đen (photoshop) để tăng hiệu quả.



Một biết thể của “Con mèo đen trên đống than đen” (tên một tác phẩm hội họa), ảnh chụp con thiên nga đen trên nền đen phụ thuộc vào ánh sáng trắng và màu xám tái để tạo nên một hình thể có thể thu nhận được

– Màu trắng:

Về lý thuyết, màu trắng không màu và không có “tông”, thế nhưng thực tế lại là màu tinh tế nhất, nó đóng vai trò quan trọng trong hầu hết tất cả các ảnh. Ngay cả một vật hoàn toàn đen cũng cần các sắc sáng và sự lồi lõm để có thể định dạng được. Một bức ảnh trắng cũng cần có sự biến chuyển của sắc xám nhẹ để tạo hình. Chính cái sắc xám nhẹ ấy rất nhạy cảm đối với màu (còn hơn màu đen) và rất khó có một màu trắng hoàn toàn trung tính. Màu trắng cần một sự đo sáng rất cẩn thận và càng quan trọng hơn khi chụp máy KTS so với máy phim. Thiếu sáng một chút sẽ tạo nên một bức ảnh “dơ”, trái lại dư sáng một chút sẽ hủy tất cả chi tiết tinh tế. Phim chụp có tính phản ứng không tuyến tính đối với sự đo sáng (đường biểu thị cong tịnh tiến đến cực) nên ngay khi bị dư sáng nhiều nó cũng giữ được một chút chi tiết. Nhưng con sensor của máy ảnh KTS phản ứng tuyến tính theo exposition nên các photosites của CMOS và CDD tiếp tục thu nhận thông tin tỉ lệ thuận cho đến khi đạt ngưỡng cao nhất, khi đó bị đầy và sẽ không tiếp tục thâu nhận thông tin được nữa . Vì vậy một ảnh KTS dễ dàng mất đi các chi tiết khi dư sáng.
Màu trắng trung tính và thường làm biểu tượng cho sự tinh khiết, liên tưởng với sự xa vời thậm chí vô cực.


Sự đo sáng mang tính quyết định đối với các chủ thể màu trắng hay đen, nếu ta có chút thời gian thì braketting khuyên dùng. Thông thường, nếu không điều chỉnh, một bức ảnh như thế này cần ít nhất thêm 1 f-stop


Một áo blouse treo trên tường trong ngôi làng Shaker, một nghiên cứu về màu trắng nhưng chính các bóng mới tạo nên hình, chúng cho ra “tông” và quyết định sự đo sáng.

– Màu xám

Màu xám tinh khiết là bản chất của sự trung tính, nó “bóp ngạt” cảm giác màu sắc theo tỉ lệ không gian mà nó chiếm, nó cũng rất quí giá để làm hiện hình các màu tinh tế nhất. Màu xám trung bình phàn chiếu lại 18% lượng áng sáng chiếu đến nó và đóng vai trò quan trọng trong sự đo sáng. Sự tăng sáng của màu đen và giảm sáng của màu trắng cho ra các sắc thái xám khác nhau. Số lượng màu xám hầu như vô tận vì không chỉ đi từ trắng đến đen mà còn có thể nhẹ nhàng có ánh màu khác.
Màu xám làm liên tưởng đến sự nặng nề, cơ học máy móc, màu xám-xanh dương diễn tả sự lạnh lẽo, màu xám-đỏ lại cho cảm giác nóng. Là màu của đá nên màu xám gắn bó với sự vững chắc và trọng lượng.
Màu xám dễ tìm thấy trong thiên nhiên (đá, mây nặng, mặt nước trong những ngày tối) và trong môi trường con người (bê tông, xi măng, đường xá, nhà cửa …)



Bờ biển ở Massachusetts mùa đông, bầu trời màu chì đã bóp nghẹt hoàn toàn các màu sắc



Đây là công trường đá Toscanes mà ta khai thác được loại đá cẩm thạch trắng Carrare



Ở vùng đất phật linh thiêng Anaradhapura (Sri Lanka), dải phù điêu các con voi gác chính điện làm bằng xi măng cho một màu xám trung tính

Vì tính “trung tính” của màu xám mà ta rất nhạy cảm với sự chính xác của nó, ít nhất đó là chúng ta tưởng vậy. Hãy hỏi hai người chỉ ra một màu xám hoàn toàn trung tính, chắc chắn là họ sẽ không đồng ý lẫn nhau. May mắn là trong nhiếp ảnh KTS ta có thể đo đạc chính xác độ trung tính màu xám bằng cách đo các giá trị Đỏ-Xanh dương-Xanh lá cây bằng photoshop, nếu chúng bằng nhau thì màu xám hoàn toàn trung tính, còn nếu một giá trị màu nào hơi lớn hơn thì màu xám ngả về phía tông màu đó



Đây là một ví dụ về việc nên giữ lại một sắc màu tinh tế hơn là làm chúng trở thành màu xám trung tính,ánh xanh tái một cánh đồng nước Anh dưới đường dây điện cao thế tạo lên cảm giác lạnh lẽo ẩm ướt một buổi sáng mùa đông


Khi chúng ta chụp một màu xám gần trung tính, cách tốt nhất phải nên nhớ lại trong đầu chính xác ánh màu của nó. Bùn mà các con voi ở Etosha này đang dầm mang một chút ánh xanh, nếu tôi (Micheal Freeman 🙂 ) không ghi nhận lại có lẽ đã sửa thành màu xám trung tính rồi

Phần 2: Màu sắc của cuộc sống

– Hai qui luật cơ bản về bố cục

Trước khi bàn sâu về sự phối hợp màu sắc, tôi xin mạn bàn một chút về vài qui luật cơ bản, đây chỉ là những kiến thức cá nhân còn rơi rớt lại nên nếu ai có thể bổ sung sửa chữa thêm cho chính xác thì xin rất cám ơn
Trong sáng tác nghệ thuật hầu như không bao giờ ta nhìn một sự vật đứng cô độc mà luôn luôn có sự quan hệ với các sự vật khác trong một khung cảnh nhất định. Để tạo nên một sự hài hòa thì việc kết hợp các vật đó không phải mang tính ngẫu nhiên, hỗn loạn mà theo một qui luật trật tự. Ngay cả nhiếp ảnh dường như chỉ là một sự thâu nhận trung thực lại sự vật chung quanh ta và thường mang tính ngẫu nhiên thế nhưng sự thành công của một bức ảnh lại do sự chọn lựa, tính toán, phối hợp các sự vật với nhau theo một qui luật thẩm mỹ mà ta hay gọi là bố cục. Nghệ thuật bố cục không chỉ tồn tại trong các bộ môn nghệ thuật thị giác tĩnh mang tính 2D (hội hoạ, nhiếp ảnh, trang trí 2D…), 3D (Điêu khắc, kiến trúc) mà còn trong các bộ môn khác như âm nhạc (bố cục các cung, nốt nhạc), điện ảnh…
Cho đến nay, ngoài những biến tướng nhỏ thì ta thường qui về hai đặc tính cơ bản, đó là tính “ĐỒNG BIẾN” và “DỊ BIẾN”. Hai tính này là tâm điểm khi sáng tác nghệ thuật và nếu tôi không lầm thì do Johannes Itten ở trường nghệ thuật Bauhaus Đức tìm ra.

– TÍNH ĐỒNG BIẾN: Trong bố cục, người ta thường chọn gắn kết các sự vật có mang một đặc tính hay một qui luật chung nào đó, đó chính là tính đồng biến, khi đó sự tiến triển của các tính chất khác nhau vẫn bảo đảm một sự gắn kết lại nhờ đặc điểm chung nhất đó. Tính đồng biến bảo đảm sự tiến triển của các vật trong bố cục không bị hỗn loạn, dẫn dắt người xem dễ dàng “kết nối” được các vật riêng lẻ theo một trật tự. Tính “VẦN ĐIỆU” là cực điểm của tính đồng biến (lặp đi lặp lại chính xác một qui luật) . Trong nhiếp ảnh thì tính đồng biến của ánh sáng thể hiện rõ ở hiệu quả “low key”, “hight key”, trong bố cục đường nét và hình khối thì tính vần điệu thể hiện trong “mô típ” (sự lặp lại của một chi tiết), hoặc đơn giản ta hay chụp hình trắng đen hay sépia để qui về một tính chất chung… Còn trong màu sắc thì việc sử dụng các màu kế cận nhau trong vòng tròn màu sắc, bảo đảm “ton sur ton” giữa các màu chính là tính đồng biến.

– TÍNH DỊ BIẾN: Trái ngược với tính đồng biến, tính dị biến là các tính chất khác biệt của các vật trong bố cục. Chúng thường được sử dụng để phá vỡ tính đơn điệu gây ra của tính đồng biến. Hẳn phần đông chúng ta khi chọn đóng khung một cảnh thường hay để ý tìm các đường chéo thực hay ảo, các đường cong S với mục đính phá vỡ sự tĩnh lặng vuông vức của khuôn hình, đó là đi tìm tính dị biến. Khi tính dị biến đi tới cực điểm thì ta có được tính chất quan trọng nhất trong bố cục là sự “TƯƠNG PHẢN”. Tính tương phản đi theo cặp và rất đa dạng như Đặc-Rỗng, Nóng -Lạnh, Sáng-Tối, Thô-Tinh, Nặng-Nhẹ, Phương ngang-Phương đứng, Trắng-đen…Sở dĩ tính tương phản đóng vai trò quan trọng bởi vì ngoài khả năng phá vỡ sự đơn điệu, nó còn có những vai trò khác như: Cho ra sự so sánh 2 tính chất trái ngược nhau từ đó làm tăng thêm giá trị lẫn nhau của 2 tính chất đó (một vật sáng để bên vật tối thì ta mới thấy giá trị của tính sáng, hay tối của vật do có sự so sánh), mang tính bù trừ vì khi ta cộng chung hai tính chất đó lại sẽ đưa về giá trị cân bằng (ví dụ màu đỏ cộng với màu xanh lá cây sẽ cho ra màu xám trung tính cân bằng).
Trong màu sắc thì ta quan tâm đến các tính tương phản sau đây:

Tương phản về sắc màu (teinte): Chính là 2 màu đối nghịch nhau qua tâm của đường tròn màu sắc, ví dụ các cặp Đỏ-Xanh lá cây, Vàng -Xanh dương, Cam-Tím.
Tương phản về độ sáng: mặc dù các màu có sự thay đổi về cường độ sáng nhưng các màu bão hòa có độ sáng khác nhau, ví vụ độ tối của màu tím tương phản với sắc sáng của màu vàng
Tương phản về độ bão hòa: các màu bão hòa tương phản với các màu bị “désaturer”, nhất là xám, đen trắng, ta sẽ thấy sức hút của một tâm điểm màu tươi trên nền màu trung tính hơn
Tương phản về không gian: sự tương phản về diện tính mà chúng chiếm trên khuôn hình, sự tương phản về không gian rất thú vị khi một màu chói chiếm một diện tích rất nhỏ trong bố cục, nó sẽ trở thành tâm điểm lôi cuốn người xem ngay tức khắc
Tương phản về cảm giác: Do mỗi màu cho liên tưởng đến một cảm xúc khác nhau nên chúng cũng có thể cho sự tương phản về cảm xúc.

– Ảo giác quang học và màu sắc

Có những hiện tượng phụ thuộc vào cách xử lí nhận dạng màu của phần vỏ não chuyên về thị giác, chúng liên quan đến lý thuyết về sự hài hòa hay sự lạc điệu về màu sắc. Hai hiện tượng tương phản “đồng thời” (simultané) và tương phản “liên tiếp” (successif) được khám phá bởi nhà hoác học Pháp Chevreul vào những năm 1820 là 2 hiện tượng quan trọng nhất.

– Hiện tượng tương phản “liên tiếp”cho mắt “thấy” màu tương phản với một màu rực rỡ mà ta vừa quan sát, Bạn hãy nhìn vòng tròn đỏ dưới đây trong khoảng 1 phút, nhớ tập trung vô chữ thập ngay tâm sau đó quay qua nhìn vô chữ thập trong cái ô trống kế bên, bạn sẽ “thấy” một vòng tròn ảo màu Xanh dương-Xanh lá. Ta nhắm mắt thật mạnh sau khi quan sát thật lâu vòng tròn đỏ cũng cho kết quả tương tự. Hiện tượng này luôn cho thấy một màu đối lập trong vòng tròn màu sắc với màu vừa quan sát .

– Hiện tượng tương phản “đồng thời” cho thấy khi một màu được đặt kế cận màu khác, nó sẽ có một ánh màu tương phản với màu kế cận đó. Bạn hãy nhìn các ô màu xám trung tâm dưới đây, chúng hoàn toàn giống nhau theo cặp, nhưng tùy theo màu sắc kế cận mà nó nhẹ nhàng có một ánh màu tương phản với màu bao quanh đó.

-Hiệu quả Bezold: Ảo giác này cũng liên quan đến hiện tượng tương phản “đồng thời” nhưng ngược lại. Ta hãy quan sát 2 bức tường gạch dưới đây, màu gạch hoàn toàn giống nhau nhưng màu vữa sáng hơn dường như làm sáng lên màu đỏ của gạch và ngược lại.

-Hiệu quả rung động: Là một trong những hiệu quả điện ảnh phổ biến trong những năm 1960. Các điểm, đường và “mô típ” nếu được đặt theo một qui luật nào đó sẽ tạo những hiệu quả về chuyển động và màu sắc mà ta rất khó nhìn lâu được. Sự chuyển động xảy ra ngay ranh giới của 2 màu rất tươi khác nhau có cùng cường độ về độ sáng. Nếu nhìn vòng tròn 2 màu dưới đây ta thấy hiệu quả đó rất mạnh, khi nhìn thật lâu ta có cảm giác nó vừa sáng lại vừa tối rất khó chịu.

-Đường viền biến mất: Một hiệu quả trái ngược với hiện tượng trên, một cường độ sáng tương tự sử dụng cho 2 màu dưới đây làm chúng hòa với nhau, rất khó phân biệt ranh giới, đó là lí do các màu mây đi từ trắng đến xám đậm thỉnh thoảng chìm vô bầu trời xanh

-Màu bị ngắt quãng: Hiện tượng này có cùng điểm chung với tương phản “đồng thời”, Khi một màu bị ngắt ra bởi các màu tươi khác nhau sẽ cho ta cảm giác không đồng nhất một màu duy nhất. Mắt sẽ cảm giác 2 ô xanh nhạt dưới đây không đồng nhất như khi ta rút 2 băng màu tươi đi.

– Một thí nghiệm: Sự lựa chọn phông màu khác nhau làm cho mắt có khuynh hướng bù trừ khiến ta thay đổi cảm nhận khác nhau về chủ thể. Phông màu tối làm cho con tôm hùm dưới đây sáng lên, ngược lại tông màu sáng làm cho nó tối lại. Phông màu xanh lá làm con tôm đỏ thêm, còn phông đỏ thì làm cho nó bớt đỏ đi. Đây cũng chính là khả năng làm tăng các giá trị màu sắc của sự tương phản mà ta đã bàn

– Hài hòa màu sắc:

Có những cách kết hợp các màu tạo ra một cảm giác dễ chịu và những cách kết hợp đó có mối quan hệ với vị trí của các màu trong vòng tròn màu sắc. Các họa sĩ, chuyên gia màu sắc thường tiếp cận vấn đề một cách bản năng nhưng người ta thống nhất một lý thuyết chung. Nhà lịch sử học về nghệ thuật John Gage phân biệt 4 loại lí thuyết về sự hài hòa: Hài hòa màu sắc có vần điệu tương tự như âm nhạc (như tôi không lầm thì lí thuyết này 2 họa sĩ Kanzinski và Paul Klee tìm ra), Hài hòa bổ sung (các màu đối nghịch trong vòng tròn màu sắc- tương phản về teinte), Sự tương tự về ánh sáng/ giá trị màu (sự đồng biến mà ta đã bàn) và tâm lý thực nghiệm.
Nói cho cùng, hài hòa màu sắc cho ra những bức ảnh đẹp, ưa nhìn, nhưng sự lạc điệu cũng có vai trò của nó. Thông thường thì những lí thuyết đó vận hành tốt, nhưng sẽ nguy hiểm nếu ta cứ cứng nhắc cho rằng tất cả ảnh chụp bắt buộc phải hài hòa, vì thực tế có bức ảnh lạc điệu nhưng vẫn thành công.
Sự vận hành của hài hòa màu sắc liên quan đến hiện tượng tương phản “liên tiếp” đã bàn, mắt người có khuynh hướng thiết lập lại sự cân bằng bằng cách sinh ra màu đối nghịch, đó là nguyên tắc chủ yếu của hầu như tất cả lí thuyết về màu sắc, não và mắt chỉ tìm thấy sự cân bằng trong sự “trung tính”, màu xám không nhất thiết phải có mặt, chỉ cần kết hợp lại những màu mà kết quả pha trộn cho ra màu xám, dường như mắt và não tự pha trộn lại những màu mà chúng nhận được. Chính vì vậy mà vòng tròn màu sắc đóng vai trò quan trọng, sự pha trộn những màu đối nghịch trên vòng tròn luôn cho ra màu xám trung tính, các cặp màu đó được gọi là những màu “bổ sung”. Tất cả những sự phối hợp đối xứng qua tâm bất kể 2 màu, 3 màu hay 4 màu đều cho ra sự hài hòa giống như hình minh họa dưới đây

Vấn đề hài hòa không chỉ giới hạn ở đó, độ sáng cũng tham gia vô “phương trình”, mỗi màu có một độ sáng của nó và sự hài hòa “hoàn hảo” đòi hỏi có sự pha trộn theo một tỉ lệ nhất định.Theo thứ tự giảm dần, giá trị độ sáng các màu được JW von Goethe tìm thấy như sau: Màu vàng 9, Cam 8, Đỏ và Xanh lá cây 6, Xanh dương 4, Tím 3. Khi chúng được pha trộn thì các giía trị đó đảo ngược cho số lượng, vậy không gian cần thiết của các màu là: Tím 9, Xanh dương 8, Đỏ và Xanh lá cây 6, Cam 4, Vàng 3. Hình dưới đây là tỉ lệ tối ưu của 3 cặp màu bổ sung và 2 tập hợp 3 màu.

Ánh sáng và tỉ lệ: ngay cả khi bỏ qua một bên các màu bổ sung, một sự kết hợp giữa tối và sáng có khuynh hướng hài hòa hơn khi sự chọn đóng khung phản ánh cơ cấu đó. Tuy nhiên giống như luôn luôn, sự hài hòa không bắt buộc mà chỉ là một thành phần tham gia tùy theo trường hợp

Các nguyên tắc trên về hài hòa màu sắc không phải “thần dược”, ta có thể sử dụng thành công, nhưng nếu ta sử dụng chúng thật chính xác, thì nó trở thành máy móc, có thể đoán trước được. Những gì ta đạt được ở hài hòa, thì ta bị mất đi cá tính và sự sáng tạo, chúng chỉ cho ta cách tạo một bức ảnh bình yên, ưa nhìn, nhưng đó không phải luôn luôn là cái mà ta muốn thể hiện. Việc áp dụng tốt màu sắc cũng bao gồm cả “lạc điệu” và “xung đột”.

Sự “tương tự” là một cách tiếp cận khác của hài hòa màu sắc, vấn đề chủ yếu là lựa chọn các màu kế cận nhau trên vòng tròn, chúng có thể là các sắc màu kế cận, hoặc là các biến điệu về độ bão hòa, cường độ sáng của một vài sắc màu gần nhau, phương pháp này được sử dụng từ lâu trong nghệ thuật.

Sự “hòa trộn mờ”: Làm mềm mại ranh giới và hòa lẫn hình ảnh màu sắc, khiến cho bức ảnh thu hút hơn. Phương pháp này được sử dụng từ những năm 60. Sự “làm mờ” trộn lẫn các màu, cho một hiệu quả tự nhiên của hòa hợp màu sắc bất kể sắc màu của chúng
Xin bổ sung thêm một phần viết của tác giả John Hedgecoe trong phần màu sắc của cuốn “le nouveau manuel de photographie” về sự đơn sắc
– Sự đơn sắc (camaïeu): Sắc thái của một màu duy nhất
Khác với họa sĩ, người nhiếp ảnh không điều khiển trực tiếp màu và chủ thể, nhưng trong tất cả các sáng tác, họ có thể chọn những gì hiện hình trên khung ảnh. Để tránh sự chõi nhau về màu sắc, “gu” xấu hoặc sự lưỡng lự về hài hòa màu sắc, ta nên chọn những cảnh chụp mà các màu sắc nằm cùng một “họ gia đình”. Hãy nghĩ tới các mẫu màu của các nhà sản xuất sơn, ở đó các màu sắc được chia theo từng khu của bảng màu. Sự đơn sắc không những bảo đảm một sự hài hòa chắc chắn, có “gu”, mà còn cho một ấn tượng thanh thản, bình tâm rất thích hợp một vài chủ đề. Trên vòng tròn màu sắc, sự đơn sắc tương ứng với chọn lựa một đoạn màu. Tuy đơn sắc nhưng chúng cho những sắc thái vô tận do thay đổi theo độ sáng tối và bão hòa.


Màu lá cây khô và thân cây cho sự bài trí tự nhiên của bức chân dung này, hài hòa với màu tóc và quần áo của người mẫu


Trên bức ảnh cổ điển về mái ngói la mã này, màu ngói hầu như y hệt nhau, nhưng sự khác nhau về cũ mới cộng với góc độ chiếu sáng khác nhau tạo nên các sắc thái biến đổi.

Lời khuyên chuyên gia:
– Đừng quên là màu trắng và màu đen trung tính nên chúng có thể kết hợp hài hòa với bất cứ sắc màu nào.
– Sương mù và bụi biến phong cảnh thành “camaïeu” do giảm bớt sự “gay gắt” của màu sắc.
– Với ảnh chân dung, hãy chọn quần áo trang phục, sự trang điểm, phông nền hòa hợp với màu tóc và mắt

– Đỏ và Xanh lá cây

Sự kết hợp này giữa màu rực rỡ nhất (đỏ) và màu phổ biến nhất trong thiên nhiên (Xanh lá) có rất thường xuyên và mạnh, nhưng sẽ hài hòa hơn khi màu xanh lá hơi ngả xang xanh dương. Màu đỏ và màu xanh lá tươi có cùng cường độ sáng nên chúng sẽ kết hợp hài hòa với nhau với cùng tỉ lệ, nhưng phải trong trường hợp cả 2 màu cùng tinh khiết và chính xác -điều đó rất hiếm khi xảy ra, hơn nữa ta cũng khó đo được diện tính chính xác của chúng. Mặc dù màu đỏ và xanh lá có những biến thể rộng ra giống như ta thấy trong vòng tròn màu sắc, màu bổ sung cho màu đỏ hơi ngả qua màu cyan hơn là xanh lá cây. Trong thiên nhiên, sự kết hợp này giới hạn trong hệ thực vật. Trong các bức ảnh của tạp chí National Geographic ta thường thấy một nhân vật mặc áo đỏ trong khung cảnh thiên nhiên, đó là cách để thu hút sự chú ý và phần đông các nhiếp ảnh gia luôn tìm đưa vào màu đỏ nếu cảnh chụp bị màu xanh lá cây thống lĩnh.

Màu đỏ và màu xanh lá cây bão hòa sẽ tạo nên sự “rung động” khi đặt gần nhau (xem phần trước). Mặc dù hiệu quả đó làm khó chịu nếu nhìn lâu nhưng lại rất năng động và lôi cuốn, nó làm tăng thêm năng lượng cho bức ảnh. Việc này có thể xảy ra với 2 màu tươi khác có cùng độ sáng, nhưng ta luôn luôn đạt hiệu quả cao nhất với màu đỏ và xanh lá.

Khi ta thay đổi về tỉ lệ diện tích, sự hài hòa có thể bị giảm, nhưng khi tỉ lệ đó quá khác biệt, màu chiếm diện tích nhỏ sẽ có thêm một năng lượng bổ sung. Ảnh dưới đây chụp một trang trại từ máy bay, màu mái đỏ không bị nuốt chửng bởi cánh đồng xanh mênh mông, trái lại nó nổi bật lên. Đây không còn là sự kết hợp màu sắc nữa mà là một điểm nhấn màu. Hiệu quả mạnh hơn khi màu đỏ trên nền xanh hơn là màu xanh trên nền đỏ bởi vì các màu nóng có khuynh hướng tiến lại gần, màu lạnh lùi ra xa tạo nên một hiệu quả 3D cho bức ảnh 2D.


Vách kính màu xanh lá cây này của một nhà hàng Thái, được thiết kế bởi một kiến trúc sư Nhật ờ Tokyo, là một sự kết hợp tinh tế giữa 2 màu.


Chùm trái mọng (baie) đỏ rực này dường như mãnh liệt hơn khi được bao bọc bởi màu xanh của khu rừng Nouveau Brunswic

Màu cam và xanh dương:

Trong ba cặp màu cổ điển thì cặp màu Vàng-Xanh dương dễ tìm thấy trong nhiếp ảnh nhất. Màu cam có cường độ sáng gấp đôi màu xanh dương nên để cân bằng thì diện tích màu xanh dương trong ảnh phải chiếm gấp đôi màu cam. Độ “rung động” cũng giảm đi nhiều nên rất chúng rất ưa nhìn và dễ chịu khi nhìn lâu. Nhà họa sĩ phái “chủ nghĩa biểu hiện” (expressionniste) August Macke cho rằng cặp màu Cam-Xanh dương tạo nên “một sự hòa hợp mang tính lễ hội”.
Màu cam và Xanh dương rất gần với 2 cực trong thang nhiệt độ màu nên ta có thể tìm thấy chúng trong các điều kiện ánh sáng thông thường. Mặt trời xuống thấp, ánh sáng nến, bóng đèn dây tóc… là các nguồn của màu cam. Bầu trời không mây là nguồn vô tận của màu xanh dương. Khi mặt trời lặn ta hay thấy hiệu quả bổ sung màu cam ráng nắng trên nền xanh dương trong bóng râm (dường như Léonard de Vinci là người đầu tiên nhận thức được hiện tượng này). Ngoài độ tương phản về sắc màu, cặp màu này còn cho thêm độ tương phản về cường độ sáng và một độ tương phản lớn nhất về nhiệt độ trong 3 cặp màu, vì thế chúng gây ấn tượng mạnh sự tiến gần của màu cam và lùi ra xa của màu xanh.


Bức tượng phật mặc áo xanh dương này được chụp xuyên qua ngọn lửa nến màu cam đã cho ra một sự kết hợp hài hòa màu sắc.


Trong một nhà hàng ở Mumbai-Ấn độ, Các bông “souci” được đặt nổi lên trên một chậu xanh dương. Ở đây vị trí của máy chụp và sự đóng khung ảnh được chọn sao cho màu cam chiếm diện tích ít hơn màu xanh dương


Một ngôi nhà cổ với sân trong, một Havelî trong khu làng Râjasthâni, mới được sơn lại bằng cặp màu cam và xanh “pastel”. Các sắc màu cá nhân này tuy khác 2 bức ảnh trên, nhưng sự kết hợp của chúng vẫn cho hiệu quả tương tự.

– Tỉ lệ đảo ngược: Đôi khi rất thú vị khi ta đảo ngược tỉ lệ diện tích của 2 màu trong bức ảnh, trong photoshop ta chỉ cần copie thêm một layer và thay đổi các teint 180° nhờ lệnh Teint/saturation, sau đó xóa đi các vùng không liên quan (mật các bé gái trong ảnh). Khi ta thay đổi cho màu cam chiếm diện tích thống lĩnh, ta thấy hiệu quả trên không bị hỏng. Sự kết hợp giữa 2 màu đã đủ cho sự hài hòa vì mắt có khuynh hướng bị thu hút bởi các điểm màu nhỏ và khi tập trung vô các điểm màu này thì ta có cảm giác cân bằng cục bộ, màu xanh dường như mạnh hơn là thực tế với diện tích nhỏ như vậy

– Màu vàng và tím:

Cặp màu thứ 3 này cho độ tương phản lớn nhất về độ sáng giữa 2 màu, kết quả rất rực rỡ nhưng đây là một sự kết hợp hiếm gặp. Do sự tương phản lớn, nên để đạt được cân bằng thì tỉ lệ diện tích phải đạt được 1:3, màu vàng rất sáng nên chỉ chiếm 1/3 diện tích. Sự hiếm gặp của màu tím trong thiên nhiên làm cho cặp màu này không phổ biến, hơn nữa để đạt được tỉ lệ tối ưu thì màu tím phải chiếm một diện tích quan trọng. Các bông hoa là một nguồn tự nhiên của sự kết hợp 2 màu này, ảnh close-up bông hoa “Violette” dưới đây là một ví dụ kinh điển


Một cuộc diễ hành hàng năm ở Palio, Sienna. Vị trí máy chụp được chọn để bao trùm tất cả các yếu tố và cho ra sự phối hợp giữa 2 màu vàng tím trên nền xám của mặt tiền các công trình


Mặt trời mọc dưới cơn dông, sự hòa hợp giữa hai màu vàng tím là nét lôi cuốn chính của bức ảnh các tàu đánh cá này trong vịnh Siam một buổi sáng sớm. Ngay cả khi hai màu đều “tái”, sự kết hợp là bền chặt và cho thêm một cảm giác tĩnh lặng, thanh thản

– Sự kết hợp đa màu sắc:

Sự kết hợp giữa 3 màu hoặc hơn nữa trở nên rất phức tạp và các sắc màu phải mạnh để không chìm mất trong tổng thể. Các màu trong ảnh càng nhiều thì chúng càng tạo thành một khối không nhận dạng được. Đến một giới hạn nào đó thì chúng ta cảm nhận như mộc bức tranh ghép mảnh màu (mosaïque) và các màu sắc đó mất đi tính cá biệt của chúng.
Sự pha trộn các màu tươi mạnh nhất là màu Đỏ-Vàng-Xanh dương, nhưng sự kết hợp các màu khác ít cân bằng hơn cũng có thể cho ra hiệu quả rất hài hòa. Như ta nhận thấy trong các bức ảnh dưới đây, có sự khác biệt giữa nhóm màu tươi và màu pastel. Các màu tươi đang lôi cuốn mạnh mẽ sự chú ý của người xem, một màu thứ tư lại thêm vào đó sự thừa thãi. Thay vì làm tăng giá trị của sự phối hợp thì việc quá nhiều màu sắc sẽ làm tiêu tan hiệu quả về tương phản.
Dù gì đi nữa thì nhóm các màu tươi tạo nên cho bức ảnh sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trong một loạt série các ảnh chụp, sự phối hợp các màu tươi tạo nên hình ảnh tự nhiên và trực tiếp, chúng tô điểm một loạt các bức ảnh ít rực rỡ hơn. Nhưng nếu chúng ta nhóm lại toàn các bức ảnh tươi thì sẽ mau chóng bị “quá tải”.
Ta có thể phát triển thêm nguyên tắc cân bằng các cặp màu bổ sung cho nhóm 3 màu hoặc hơn nữa. Sự pha trộn giữa 3 màu cách đều nhau trên vòng tròn màu sắc cho ra màu trung tính (trắng, đen hoặc xám). Trong một bức ảnh, hiệu quả màu sắc phụ thuộc vào độ bão hòa và tỉ lệ của chúng, sự phân bố đều ra cho một kết quả cân bằng hơn.


Ba đứa trẻ Peru băng qua một công viên nhỏ, màu sắc quần áo của chúng tạo nên một sự hòa hợp bộ 3.


Mặc dù rải rác trên một phông màu trung tính, sự rực rỡ của 3 màu cơ bản cho phép chúng “đâm thủng” và thống trị bức ảnh một chiếc tàu đánh cá ở Bali. Không thể có một bộ màu sắc khác nào có thể cho ra cùng “sức mạnh” và cường độ ngay cả với một lượng rất nhỏ.


Mặc dù các màu trong cảnh sơn mặt tiền nhà này ở Soudan không cân bằng một cách chính xác, sự liên hệ giữa chúng hài hòa bởi vì chúng là màu pastel. Đó là các phiên bản tái hơn của các màu cơ bản.


Một buổi chợ ở Moroni, Comores, với một sự kết hợp phù du 4 màu cơ bản.


Cải thiện bộ ba màu hài hòa: Bằng cách tăng độ bão hòa thích hợp, sự liên hện giữa các màu trở nên minh bạch nhưng cũng đánh đổi sự tế nhị và giá trị khác của bức hình. Mang tính thử nghiệm, sự bão hòa bức ảnh ngôi trường Shaker này vốn đã phong phú và chiếu sáng tốt, được nâng lên trong Photoshop, ngôi trường có màu trung tính nên không bị ảnh hưởng, nhưng các màu khác được biến đổi thành nhóm màu cơ bản và tạo nên sự hài hòa cho bức ảnh

– Một điểm xuyết màu:

Một điểm xuyết màu rực rỡ, tương phản với phông nền, chiếm một vị trí quan trọng trong hài hòa màu sắc và có một tầm vóc đặc biệt trong nhiếp ảnh. Khi có một sự khác biệt lớn trong tỉ lệ màu sắc, có nghĩa là một trong số đó rất nhỏ so với tổng thể, thì động lực của bức ảnh là động lực của cái điểm nhỏ đó. Nó tương tự như một điểm đen trên nền trắng, khi đó tỉ lệ phối hòa giữa các màu không còn ý nghĩa nữa, một trong các màu trở thành điểm xuyết và sẽ thu hút mắt nhìn. Khi một màu trọng tâm “tiến” gần lại trên một nền “lùi” ra xa thì hiện quả trên sẽ tăng lên gấp bội (một điểm màu vàng/đỏ trên nền Xanh dương/Xanh lá cây).

Vì chỉ là những diện tích nhỏ nên ta có thể cho kết hợp điểm màu chính với một vài điểm màu khác. Mối quan hệ giữa chúng sẽ trở nên phức tạp hơn vì có sự tương tác lẫn nhau. Khi phông nền trở nên trung tính và các điểm màu đó chiếm những diện tích nhỏ nhất định thì hiệu quả đạt được sẽ rất ấn tượng. Họa sĩ Delacroix và Ingres sử dụng hiệu quả này để đạt được sự hài hòa trong phần lớn các tác phẩm của họ, bằng cách đưa vào những điểm màu bổ sung. Kiểu tương phản màu sắc này cho thêm trọng lượng cái mà các họa sĩ gọi là “màu cục bộ”.


Cỗ xe bạc: Trong một ngôi đền Jaïn ở Ấn độ, cỗ xe này được sử dụng hàng ngày, nó là chủ đề chính nhưng việc “cầu viện” hai điểm màu làm cho bức ảnh sống động hơn.


Ánh sáng ngược của chiếc áo “safran” làm tăng giá trị hình bóng (sihouette) của nhà sư, là nét hấp dẫn chính của cảnh chụp.


Màu đỏ của một mẩu khớp háng nhân tạo này nổi bật trên nền màu kim loại hoàn toàn trung tính

– Sự lạc điệu màu sắc:

Sự lạc điệu là trái ngược với hài hòa, tất cả đều mang tính chủ quan và nó là chủ đề của sự thay đổi. Chói, dung tục tầm thường, lủng củng là một số trong nhiều tính chất của sự lạc điệu. Ta có thể đồng ý là một số kết hợp màu sắc gây nên “chướng” rất gai mắt, nhưng việc khẳng định này còn phải bàn cãi vì cũng như hài hòa, sự lạc điệu dựa trên cảm nhận tùy thuộc vào văn hóa và thị hiếu. Trên định nghĩa, các màu xung khắc nhau không nằm chung một vùng trong vòng tròn màu sắc, chúng có thể đối nghịch nhưng không bổ sung cho nhau.

Ngoài nguyên lí thị giác cơ bản, sự lạc điệu còn phụ thuộc vào giá trị văn hóa và thị hiếu. về mặt văn hóa thì việc chỉ trích trên hơi nặng vì thành kiến cho rằng chúng trái ngược với cảm giác an toàn, dễ chịu. Dù là phối màu trong ăn mặc hay trang trí, đó chỉ là do “gu” tốt hay xấu thôi, giá trị tuyệt đối không tồn tại. Trong quảng cáo sự lạc điệu được sử dụng khá nhiều vì chúng gây nên chú ý. Trong nghệ thuật sự lạc điệu được dùng để khiêu khích sự phản ứng, đánh thức người xem. Van Gogh dùng các màu chõi nhau trong tác phẩm “Café de nuit” để truyền tải ý về mối quan hệ mà người ta có thể bỏ qua lí tính, lẽ phải: “Tôi thử thể hiện sự đam mê cuồng nhiệt của con người bằng các sắc Đỏ và Xanh lá…”. Trong toàn bộ bức tranh là sự lạc điệu về màu sắc (màu xanh lá hơi ngả sang vàng tái chứ không phải màu xanh bổ sung cho đỏ).
Trong nhiếp ảnh trước đây, rất ít các nhiếp ảnh gia dùng các màu lạc điệu trong tác phẩm của họ vì đơn giản người được chụp ảnh thường tránh ăn mặc lạc điệu nên chúng không phổ biến. Từ khi kỹ thuật số ra đời cho phép người ta tự do sửa đổi màu sắc trong tác phẩm thì sự lạc điệu trở thành lĩnh vực đang được thăm dò. Nhà nhiếp ảnh Martin Parr là một trong vài người thích sử dụng màu sắc lạc điệu bởi vì chúng gắn với chủ đề ưa thích của ông: sự tầm thường dung tục của dân Anh khi nghỉ hè.
Trái ngược với sự hài hòa, sự lạc điệu có thể gây nên một vài vấn đề vì lí do thành kiến xấu. Nói là màu lạc điệu có nhĩa là chúng không là một lựa chọn tốt, nên tránh, vì vậy chúng ta phải có một lý do chính đáng khi sử dụng, nhất là khi chúng gây khó chịu thị giác cho bức ảnh. Nhưng việc khẳng định thành kiến trên cũng nguy hiểm vì như vậy ta sẽ tuân thủ theo một trật tự định sẵn, bóp chết sáng tạo.


Lễ hội carnaval Kingston ở Jamaïque là một cơ hội tốt để giải phóng năng lượng, không chỉ qua nhạc và điệu múa, mà còn qua màu sắc thị giác. Ý chính là buông thả đi, không cầm nén lại


Trong hội teej hàng năm ở Katmandou, phụ nữ Nê-pan diễu hành ăn mặc trang phục saris truyền thống sặc sỡ màu sắc. Quả thật là lạc điệu nhưng cũng tràn đầy sức sống.


Nhấn mạnh một hiệu quả: Một số kết hợp màu được cố tình dùng thô bạo, mục đích của việc vẽ màu cơ thể này là tạo sự lẫn lộn, dấu đi hình thể thật của khuôn mặt, ống kíng wide và góc nghiêng của máy được chọn để làm tăng hiệu quả

– Màu và cảm xúc:

Sự hài hòa về tương phản màu sắc có thể là hệ quả do các nhóm màu gợi nên một kinh nghiệm về giác quan, như nóng hay khô hạn. Có một mối liên hệ giữa cảm giác và màu sắc, mạnh và tự nhiên nhất là mối liên hệ với nhiệt độ. Nhưng sự tương phản Ẩm/Khô hay Sáng/Tối cũng rất quan trọng. Lửa có màu cam, hoặc những màu gần nó trong vòng tròn màu sắc (vàng cam hoặc đỏ cam). Thực tế màu “nóng” nhất là màu đỏ-cam, màu đối nghịch với nó là màu Xanh dương-Xanh lá cây cũng chính là màu “lạnh” nhất. Sự tương phản nóng-lạnh có mặt khắp nơi do chính là màu của mặt trời và bầu trời, hay trong bóng râm, chúng tương phản mạnh nhất vào lúc hoàng hôn.
Màu cũng gắn liền với độ ẩm, một màu nóng gắn liền với sự cằn cỗi và cát bụi gây nên một cảm giác khô cằn, trong khi đó màu Xanh lá cây và xanh dương gợi hình ảnh mặt nước hay thực vật xum xuê. Mặt khác các màu sáng gợi nên hình ảnh ánh sáng ban ngày, còn các màu tối gắn liền với chiều tối. Sự tương phản cũng cho cảm giác về khoảng cách không gian, các màu lạnh lùi ra xa, trong khi các màu nóng tiến lại gần. Nếu các chủ thể có màu nóng được đặt trên nền màu lạnh thì cảm giác chiều sâu là rất mạnh, cảm giác này khác vớ i cảm giác tạo bởi Sáng/Tối, nhưng nếu kết hợp cả hai sẽ cho kết quả mĩ mãn. Kinh nghiệm cũng cho ta thấy các màu tái gợi nên sự trong suốt và nhẹ nhàng, cảm giác đó gắn liền với màu xanh của bầu trời không mây, nhưng cũng là màu xanh tái của sự vật trong sương mù.
Sự hợp thức các cảm giác đối nghịch dựa trên việc chia vòng tròn màu sắc thành hai phần, là những cực đối nghịch thành nhóm theo các trục khác nhau. Trục Sáng/Tối dựa trên màu Vàng/Tím, Lạnh/Nóng dựa trên màu Đỏ Cam/Xanh dương Xanh lá cây, trong khi đó trục Khô/Ẩm theo các màu Cyan/Đỏ cam.


Màu ẩm ướt: đường hầm đổ nát của ngôi đền Angko Wat, gam màu của một ngày phủ mây đi từ Xanh lá cây đến Xanh dương-Xanh lá tạo cảm giác ẩm ướt, rêu phong


Hoàng hôn ở Cornouilles, áng sáng phía đông một ngôi làng chài được tô phủ một palette màu xanh dương, tạo nên không khí lạnh sự mở đầu một ngày mới.


Một hộp Shaker: Buổi chiều tà ánh nắng mang sắc màu cam, Các tia nắng phải xuyên qua bầu khí quyển ở khoảng cách lớn hơn nên bị lọc bớt các màu lạnh-bước sóng ngắn hơn do sự phân tán

– Các màu “điếc”:

Phần lớn các màu chúng ta chụp không nguyên chất, dù chúng ít tác động hơn các màu tươi, nhưng sự biến đổi sắc màu tế nhị có thể làm cho phong phú các bức ảnh. Các lý thuyết về màu sắc truyền thống đều dựa trên các sắc màu bão hòa, các nhà họa sĩ tạo ra các sắc màu của họ cũng từ các màu cơ bản nguyên chất, thế nhưng các nhà nhiếp ảnh lại “đụng” với các màu của cuộc sống hiện thực mang các tính chất khác, đó là các màu bị pha trộn và không còn bão hòa.

Thực ra các màu “điếc” cho ra những hiệu quả rất biến đổi và tinh tế, các lý thuyết về màu sắc “lăng xê” các màu bão hòa bởi vì chúng là gốc của tất cả nhưng nếu vội kết luận là nhiếp ảnh luôn tìm kiếm các màu tươi thì hoàn toàn sai lầm. Sự khác biệt giữa các màu “nhẹ” luôn nhỏ hơn sự khác biệt giữa các màu bão hòa, làm việc với chúng sẽ “gọt dũa” khả năng cảm nhận về màu sắc của chúng ta, ta sẽ học được tốt hơn cách phân biệt và đánh giá các sắc màu hiếm.

Bóng tối và bóng đổ sẽ làm mất đi các màu mạnh, như khám phá của các họa sĩ Hà lan Rembrandt và Frans Hals. Các “họa sĩ của bóng tối” này rất điêu luyện trong việc sử dụng các tông màu tối và dùng chủ yếu các bảng màu hầu như đơn sắc.

Ở bên phía bên sáng, ta thấy các màu “pastel”, các họa sĩ tạo ra chúng bằng cách pha thêm màu trắng nhưng không có màu đen hay xám nên không bị xỉn. Chúng nhẹ nhàng, mong manh, nhạt, sáng và bảo tồn được sự nguyên chất của các sắc màu nguyên bản, nhưng không giữ lại được sức mạnh của chúng.


Một sự kết hợp nhẹ nhàng, nhưng giàu màu sắc của các cánh cửa sổ ở thành phố râjasthâni Jaipur


Màu nâu đỏ da các con heo quay này trong một nhà hàng bình dân ở Manille là một màu “điếc”. Các màu khác như màu xanh lá cây xỉn có những biến đổi bão hòa hơn, nhưng màu nâu luôn luôn không bão hòa.


Con lạc đà bị bịt mắt xay cối dầu mè ở thành phố Soudan, cảnh này không thay đổi cả ngàn năm nay, các màu điếc góp phần tạo nên cảm xúc vĩnh hằng cho bức ảnh


Khách sạn Saint Pancras trước khi trùng tu. Các màu nóng và phai nhạt của tiền sảnh tạo nên một không khí lỗi thời, giống như nơi này được đặt giữ và bỏ quên


Màu nâu và xám nâu của thành phố toscane trộn lẫn với ánh nắng chiều. Trong tất cả các màu thì màu nâu được Toscane gợi nên nhiều nhất

– Màu da:

Các màu da là những màu ký ức rất chính xác, bởi vì mọi người nhận thấy ngay tức khắc nếu có một cái gì không ổn. Điều này dường như nghịch lý bởi vì các gam màu da của nhận loại là mênh mông. Hơn nữa, chúng được chia thành từng nhóm rất khác biệt về nhân chủng.

Thực tế chúng ta nhận biết chính xác màu da bởi vì chúng ta thấy mỗi ngày. Các phần mềm đặc biệt về màu kí ức như iCorrect Professional dùng một không gian màu rất rộng, cho phép người dùng lấy mẫu và cất trong thư viện nhiều màu cùng lúc.

Ở đây chúng ta lấy ra nhiều bức chân dung, làm tối ưu nhất có thể để tạo ra một hiệu quả đồng nhất và trung tính. Bây giờ ta có thể phân tích bằng cách lấy các mẫu màu trên các phần khác nhau của khuôn mặt và đưa vô các mẫu gradient của photoshop. Ta sẽ có các mẫu gradient màu da của mỗi khuôn mặt, đặt tên và cất trong thư viện cá nhân

Giống như ta thấy ở đây, trên cùng một khuôn mặt sẽ có các màu khác nhau rất lí thú. Bóng phản chiếu của môi trường đóng vai trò quan trọng nên màu da đen, nhất là bầu trời xanh. Giữa các chủng tộc, các gam màu còn biến đổi nhiều hơn nữa giống như cái bảng tổng hợp dưới đây kết hợp cả 6 khuôn mặt bên trên thành một “không gian màu”. Nếu sự chính xác về màu da là quan trọng với công việc của bạn, hãy tạo một mẫu không gian màu da và bổ sung thêm mỗi lần chụp chân dung
– Màu kim loại và ánh ngũ sắc:

Ánh ngũ sắc là một hiệu quả quang phổ, tùy theo góc phản xạ mà sự tán xạ, khúc xạ và giao thoa chồng chéo nhau đóng vai trò cho ra màu sắc. Chúng xuất hiện trên nhiều chất liệu, nhiều điều kiện khác nhau như các vũng dầu, bong bóng xà phòng, mây, xà cừ, plastique dưới ánh sáng phân cực (polarisé). Sự giao thoa xảy ra khi các bước sóng khác nhau tác động lẫn nhau, thường xuyên đến từ 2 mặt khác nhau của một lớp trong suốt. Sự kết hợp này thường phu du do vấn đề thời gian (các đám mây ngũ sắc) hoặc do góc nhìn thay đổi.
Màu kim loại tạo nên một nhóm khác và có những đặc điểm riêng. Sự phân biệt màu sắc do sự chuyển dần của sắc về các ánh lóe sáng, sự biến đổi về sắc màu cực kì tinh tế. Các mặt kim loại rất phản chiếu nên ánh lên sắc màu của không gian xung quanh, các màu này trộn lẫn với màu kim loại tạo nên hiệu quả lí thú và năng động. Mỗi kim loại có một màu và độ phản chiếu riêng biệt như vàng, bạc, chì hay nhôm. Loại ánh sáng, chất lượng và hướng chiếu sẽ tạo ra sự khác biệt, bằng cách điều khiển chúng ta có thể tạo ra muôn vàn hiệu quả.
Với các chất vải ngũ sắc, tơ tằm là một trường hợp đặc biệt, do kĩ thuật dệt tạo nên các màu khác nhau của sợi nền và sợi canh, và một trong hai sẽ thống trị tùy theo góc nhìn. Để tạo nên hiệu quả cho bức ảnh hãy tạo nên các nếp nhăn thật rõ ràng.


Lụa Thái lan, các chi tiết thêu có ánh màu kim loại nhưng bản thân chất vải lụa cho nên một hiệu quả cát nhiễu do người thợ dệt dùng các màu khác nhau cho các thớ sợi. Trong cả 2 trường hợp, một vài nếp nhăn làm tăng giá trị


Sự phản chiếu ánh sáng nhân tạo lên nền kim loại bóng của những chiếc xe trong parking. Hãy chú ý sự thay đổi nhẹ nhàng của màu kèm theo sự biến đổi của tông


Chất phủ màu chì của bức tượng ở Java này cho ra chất kim loại vì tính phản chiếu. Ánh sáng khuyếch tán của bầu trời phủ mây tạo nên hiệu quả biến chuyển dần của một tông đồng nhất

– Một phong cách màu (style):

Trong lĩnh vực màu sắc, phong cách là sử dụng một số bảng màu nào đó (palette) và dùng một số cách xử lý. Nếu trung thành với một phong cách, chúng ta có nguy cơ tự đóng khung trong sự bó buộc. Trong màu sắc cũng như trong đa số lĩnh vực sáng tác, phong cách được coi như quân chủ bài vì đó là dấu hiệu của việc ta đã đạt đến một độ chín chắn nào đó. Nhưng sự định nghĩa của nó rất rộng và cách biệt cũng rất mong manh với kiểu cách. Sự kiểu cách dễ được xác định hơn khiến chúng ta dễ dàng phạm phải khi quá mong muốn tạo dựng một phong cách cho mình. Phần đông các nhiếp ảnh gia tìm tòi thử nghiệm các kĩ thuật mới, hoặc lúc bấm máy chụp, hoặc lúc xử lí hình sau đó, nhưng nên tránh bị đóng khung trong một kĩ thuật riêng biệt, ví dụ như bầu trời chuyển nhạt dần. Điều đó nói lên, phong cách là một ngôn từ có định nghĩa rất rộng, nhất là khi nó làm nên tính cách của một họa sĩ hay một nhiếp ảnh gia như một cá nhân. Nó dễ dàng hơn khi áp dụng vào các tác phẩm mang tính tập thể, các tác phẩm trong các trường đào tạo, hoặc của các trào lưu.

Đối với tôi (Michael Freeman), hãy giới hạn định nghĩa của phong cách ở cách thức mà các nhiếp ảnh gia xử lý màu sắc. Điều quan trọng là phải biết thử nghiệm và phân biệt với “phong cách của kĩ thuật”, nó dễ xác định hơn và thường xuyên bị lẫn lộn với phong cách. Tôi nói là hãy thử nghiệm vì cả hai đều không được định nghĩa rõ ràng và kĩ thuật (ví dụ dùng flash để giảm bóng đổ, tăng cường các vùng màu tươi) là gốc của việc xây dựng một phong cách.

Trong nhiếp ảnh, kĩ thuật để xử lí màu sắc rất dễ hiểu và dễ sử dụng. Một số là kết quả của trình tự xử lí trong Photoshop, lựa chọn và biến đổi các màu. Số khác là thành quả của việc quan sát-cách thức chọn lựa các tổ hợp màu trong bố cục. Bất kể các kĩ thuật được dùng, chúng hình thành nên phong cách qua các bài tập về chọn lựa và đánh giá sáng tạo. Các họa sĩ như Van Gogh, Matisse hay Francis Bacon là các ví dụ tốt.

Trong số các nhiếp ảnh gia, có nhiều người chuyên gia về màu nổi tiếng mà ta nhìn nhận ngay các tác phẩm của họ. Theo trật tự chung, hoặc họ tự tạo cho mình một phong cách màu riêng, hoặc họ lựa chọn một phong cách phù hợp. Trong những người nổi tiếng, dẫn ra vài người như Joel Meyerowitz, Jan Groover, Ernst Haas, Martin Parr, Alex Webb và Eliot Porter, tất cả đều có một phong cách khác biệt.

Cuối cùng, ta có thể nói là các phong cách có giới hạn của nó, một nhiếp ảnh gia tài năng phải biết trừu tượng hóa chúng và cặm cụi chăm chỉ trong nhiều kĩ thuật khác nhau, tùy theo hoàn cảnh và công việc đòi hỏi. Phong cách nhiều khi đơn giản trong cách nhìn của người xem nhiều hơn là trong cảm nhận của người chụp


Phong phú về màu: khi hoàn cảnh cho phép, một cảnh đầy màu sắc cho cảm giác thích thú không thể sánh được và thể hiện một lựa chọn về phong cách, giống như cảnh đường phố trên đây một người đàn ông đang đọc sách trước một ngôi đền ở Việt nam.


Màu điếc, một cảnh đường phố khác nhưng cách xử lí màu buồn hơn, độ bão hòa được giảm và các tông màu nhẹ hơn tô hình ảnh người dân của một khu phố nghèo ở Calcutta.


Buổi hoàng hôn, mẵt trời lặn trên một ngọn đồi ở Mandalay, Miến điện. Sự thiếu vắng chủ thể lôi cuốn cái nhìn vô sự tương tác giữa các màu tinh tế được phản chiếu bởi bức tường vôi của ngọn Stupa


Màu tối thiểu, bằng cách tập trung vô một màu rực rỡ do chọn đóng khung và đo sáng, tạo nên một phong cách. Như trong nhiếp ảnh, trên hết là vấn đề khoảnh khắc.

– Phong phú và rực rỡ:

Trong nhiếp ảnh màu sắc, việc tranh luận về phong cách thường xảy ra giữa màu mang tính dữ dội, kịch tính (được ủng hộ bởi đa số quần chúng và bị gièm pha bởi phê bình nghệ thuật) với màu sắc nhẹ nhàng nhã nhặn. Mặc dù có rất nhiều phong cách màu, nhất là từ khi các phần mềm xử lí ảnh cho phép làm chủ việc điều chỉnh dễ dàng, ranh giới giữa màu sắc rực rỡ và màu nhã nhặn luôn luôn cách biệt.

Một cuộc tranh luận ra đời trong những năm 1970 với sự tràn ngập chủ yếu tại Mỹ cái mà người ta gọi là “màu sắc mới”. Các nhà nhiếp ảnh như William Eggleston và Stephen Shore tuy làm việc một cách độc lập nhưng lại có các điểm chung là phủ nhận sự rực rỡ nổi bật và kịch tính, tôn thờ tính tầm thường. Công việc của họ hoàn toàn khác biệt với nhiếp ảnh màu được ưa thích hiện thời, với đặc điểm màu sắc bão hòa, phong phú và rực rỡ. Loại nhiếp ảnh mang tính không thể tách rời với các sắc màu bão hòa chính là Ernst Haas, là một tên tuổi lớn trong làng nhiếp ảnh, Haas chịu ảnh hưởng nhiều bởi Peter Turner, Jay Maisel et Galen Rowell, cũng như từ các tạp chí màu như National Geographic và GEO.

Từ nguồn gốc, các màu bão hòa và tương phản gắn liền với Kodachrome. Khi phim Kodac được chụp hơi thiếu sáng, màu sắc ảnh trở nên rất rực rỡ. Kĩ thuật này trở nên rất thông dụng trong làng nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Với người dùng thì phim Kodachome khiến nhiếp ảnh màu trở nên rất cuồng nhiệt đam mê, nhưng với dân phê bình nghệ thuật thì đây thực sự là một tai họa. Peter Turner tuyên bố: “chính nhờ vào độ bão hòa các màu sắc phong phú đã làm tôi trở nên nổi tiếng, không có Kodak thì không bao giờ tôi có thể đạt được các kết quả tương tự”. Cùng lúc đó Haas được mệnh danh là “Papanini (tên một nhạc sĩ nổi tiếng Ý) của Kodachrome”. Szarkowski, không hề dấu diếm quan điểm chống lại loại nhiếp ảnh màu mè tầm thường này, đã phê bình Haas: “Màu sắc trong nhiếp ảnh thường được dùng làm bình phong trang trí không có giá trị giữa người xem và chủ đề của bức ảnh”. Haas sau đó tìm cách sửa chữa vấn đề bằng cách thể hiện được cảm xúc màu sắc của các chủ đề trong thế giới của ông. William Eggleston, đối lại với Haas, cũng sử dụng cùng ngôn từ khi thể hiện các chủ thể như “một cái cớ để tạo dựng một bức ảnh màu”.

Phim Fuji Velvia ra đời đã giải phóng Kodachrome khỏi các màu sắc bão hòa. Rất thú vị khi thấy ảnh hưởng của các nhãn hiệu phim chụp lên các phong cách màu sắc, sau đó là thời đại kĩ thuật số. Các hiệu quả đó dù là mong muốn hay không , hiện tại có thể đo lường chính xác theo độ bão hòa và tương phản, hoàn toàn làm chủ được. Các màu phong phú, ánh sáng rực rỡ của hoàng hôn, ánh cầu vồng, ánh sáng mờ ảo, các tia nắng xuyên qua bóng tối đã tạo nên tính cách tích cực, các hiệu quả đó trở nên hoàn toàn thông dụng và dễ đạt được


Các chai dầu cọ trong một buổi chợ ở Soudain có thể được chụp bằng nhiều cách thức. Ở đây màu sắc, được tăng cường bằng bố cục khép chặt, filtre và ánh sáng ngược, là điểm trọng tâm của bức ảnh


Một phụ nữ bộ tộc akha đang nhuộm lông gà bằng các chất phẩm tự nhiên. Màu đỏ là màu rực rỡ nhất và ở đây nó làm chúng ta bất ngờ.


Con voi của quốc vương Thái lan tự nhiên không có sắc này. Mày rực rỡ này có được do ánh nắng mặt trời lặn chiếu trực tiếp vào chủ thể và việc đo thiếu sáng giúp giữ lại được sắc đỏ của hàng cột. Lỗ tai voi và ánh phản chiếu lên hàng cột cho cảm giác phong phú.

– Màu sắc nhã nhặn và bình dị:

Các bảng màu không bão hòa được gắn liền với sự tinh tế và sự cố tình thể hiện những cái gì bình thường đại chúng, nhưng việc sử dụng chúng cần sự khéo léo để không bị rơi xuống cái tầm thường. Phía bên kia ranh giới của phê bình nghệ thuật ta có màu sắc nhã nhặn. Hiện tượng này có từ rất lâu trước nhiếp ảnh và theo John Gage thì nó là “một sự coi khinh của màu sắc”, được nhìn nhận trong nhiều nền văn hóa như một ” dấu hiệu của sự thanh tao và cách biệt”. Cuộc tranh luận về màu sắc nhã nhặn đạt đỉnh cao nhất vào những năm 1970, bắt đầu khi phim màu tràn ngập thay thế phim trắng đen. Các nhà nhiếp ảnh lúc đó đã quen thuộc với ảnh trắng đen bất kể các yếu điểm của nó, đó cũng làm nên sự khác biệt giữa hội họa và nhiếp ảnh. Sự đăng quang của màu sắc đã làm phức tạp hóa cái thẩm mỹ của việc thể hiện lại thế giới hiện hữu hay theo ngôn từ của Szarkowski:” Với các nhà nhiếp ảnh đòi hỏi sự chặt chẽ về hình thức, màu sắc chỉ làm tệ hại thêm một vấn đề vốn đã cực kỳ khó giải quyết”.

Màu sắc đã rất khó làm chủ. Các chuyên gia về màu như Ernst Haas phải rất vất vả khi tìm ra các cảnh chụp, các điểm nhìn và ánh sáng để có thể làm cảnh ngoạn mục phong phú như ý muốn. Nhưng công việc của những người ủng hộ màu sắc nhã nhặn cũng khó khăn không kém. Một trong những giải pháp là lựa chọn làm việc ngoài trời hay trong studio (Jan Groover), ở những nơi mà ánh sáng có thể thay đổi được. Bên ngoài, họ có thể chọn lựa chụp khi mà ánh nắng giảm nhiều như chụp lúc gần chiều tối hay khi trời có mây che phủ. Việc đặt kế cận các màu và bố cục cũng quan trọng như trong nhiếp ảnh màu sắc mạnh, nhưng phải được dự kiến khác, cách thức tinh tế hơn thậm chí chậm hơn. Nhiếp ảnh KTS đã chuyển các công việc đó về post-production nên đã giải phóng người chụp được tự do hơn.

Một trong những kĩ thuật của màu sắc nhã nhặn là làm việc với các bảng màu giới hạn hơn, do đó cũng áp đặt một vài tính nhất quán cho bức ảnh bằng cách lựa chọn chụp những màu ít nhiều tương tự nhau (về sắc màu, độ bão hòa hay độ sáng). Ở những nhiếp ảnh gia của “Màu sắc mới” (một trào lưu màu sắc nhã nhặn), Joel Meyerowitz đã thực thiện một série ảnh phong cảnh rất thảnh công xung quanh Cape Cod bằng cách tập trung vô tính nhất quán về ánh sáng. Một ngày, ông ta bị hớp hồn bởi màu xanh dương của cảnh chụp và tuyên bố: “… màu xanh đó, bức xạ, sâu thẳm. Nó phát tỏa ra từ tất cả những màu xanh tổng hợp lại trong suốt cuộc đời của tôi. Thực tế, ngay khi Meyerowitz thường gắn liền với lời phê bình ở Eggleston, Shore…ông ta rõ ràng là một chuyên gia màu sắc.


Màu trong bóng tối, ánh sáng dịu bớt và quần áo cũ của em bé thợ dệt Ấn độ trong ảnh là nguyên nhân giảm bớt màu sắc. Thêm sắc màu “điếc” của tấm thảm, chúng truyền đạt một cảm giác ưu tư cho bức ảnh khép chặt bố cục này


Bụi và thời gian liên kết lại để làm giảm bớt các màu sắc của quá khứ của một cái bếp bỏ hoang trong một ngôi nhà đồng quê cũ ở Anh. Vị trí máy so với ánh sáng cũng nhằm mục đích giảm độ bão hòa


Một bảng màu giới hạn, ánh sáng nhẹ nhàng góp phần pha trộn các màu vốn rất nhã nhặn trong sân một ngôi nhà ở Mae Hong Son, Thái lan. Khoảng chụp gần đã làm biến mất tất cả, trừ màu xám, xanh tái và các biến thể của Beige


Trong bức ảnh gần như sihouette một người Miến điện trong quán cà phê ở Rangoon, màu sắc gần như vắng mặt. Bức ảnh có thể trắng đen, nhưng một chút ngờ ngợ về màu sẽ làm tăng thêm tính đơn sắc cho cảnh

– Màu sắc và nơi chốn:

Màu sắc của phong cảnh, của thời tiết, của địa phương hay của các nền văn hóa đôi khi rất đặc trưng nên chúng giúp định nghĩa nơi chốn. Trong nhiếp ảnh, nhất là thể loại du lịch và phóng sự, bản chất của nơi chốn được dựa trên ý kiến là luôn tồn tại các nét đủ tính đặc trưng để ta có thể ghi nhận lại trong một série các bức ảnh. Ý kiến trên hơi tham vọng, một khi thông thường ngay trong các bức ảnh ý vị nhất, tính phổ biến cũng bao trùm lên tất cả. Tuy nhiên, các phóng viên và những người khám phá một lãnh thổ nhất định, luôn tìm cách truyền đạt lại không khí đặc trưng của nơi chốn bằng nhiều phương tiện khác nhau, đôi khi bằng màu sắc.

Thực chất, việc gắn kết một nơi chốn hay một nền văn hóa với một bảng màu nhất định phụ thuộc một phần vào người chụp, là người nối chắp lại ý niệm của sự chủ quan cá nhân về màu. Tất cả phụ thuộc vào đặc tính riêng của địa phương, sự cách biệt vớc các vùng khác. Các nhân tố đóng góp nhiều nhất cho việc định nghĩa màu sắc của nơi chốn là các nguyên tố cơ bản: đá, đất, thực vật, cách thức canh tác, mùa, khí hậu và thời tiết. Đôi khi chúng được gợi nên bằng các tính chất đặc biệt của ánh sáng do điều kiện khí quyển ở một vài nơi (độ trong suốt của không khí vùng núi cao Himalaya, một vài dạng ô nhiễm rất được chào đón như khói do đốt phân bò ở một vài địa phương Ấn độ mùa đông, bụi mù ở Athènes lúc chiều mặt trời lặn…)


Màu tím và màu hạt dẻ, nhất là khi chúng được đặt kế cận nhau được gắn liền với các đền đài và kiến trúc truyền thống ở Triều tiên. Tất cả các quốc gia và nền văn hóa đều có một số màu ưa thích đặc trưng.


Các ngọn đồi ở Nilgiri phía nam Ấn độ nổi tiếng trong việc trồng chè, tại đây việc canh tác theo bậc thang rất đặc trưng và màu xanh tươi mang tính định nghĩa nơi chốn.


Vịnh Fundy, Một tàu kéo lưới rê đang vào cảng sáng sớm, ánh màu xanh dương phản ánh được độ đẩm ướt của vùng bờ biển Tây Bắc.


Ngọn núi Kailash trên cao nguyên vùng Tây tạng, các vùng núi cao được đặc trưng bởi ánh sáng trong suốt, rực rỡ và bầu trời sâu thẳm.


Mặt trời lặn trên các ngọn đồi Anafiotika ở Parthénon, Athènes, bức ảnh thể hiện rõ sự ô nhiễm danh tiếng, tạo nên không khí riêng biệt buổi chiều tối của địa phương

– Nghiên cứu một trường hợp: Le Nouveau-mexique

Một vài địa phương có “cá tính” hơn các địa phương khác, đó là trường hợp của Nouveau-mexique, nhất là các vùng Santa Fé và Taos Bueblo. Chính các kiến trúc bằng đất nện đã tạo nên tính đặc trưng cho vùng này và thu hút các nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia đến đây để “làm giàu” bảng màu của họ. Điều đó thật lý tưởng cho một vùng đất không có nhiều rừng, nhưng đất nện có thể thay thế trong xây dựng (vùng này rất ít mưa). Phong cách màu sắc chủ yếu pha trộn giữa văn hóa pueblos và văn hóa thực dân Tây Ban Nha.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 827×500.

Phong cách Pueblo: Một ví dụ của kiến trúc truyền thống là tổng thể Taos pueblo từ nhiều thế kỉ nay. Nó bao gồm nhiều tầng bằng đất nện. Cách trang trí là điển hình, màu xanh lam trên nền nâu của đất là nền móng của các phong cách màu Nouveau-Mexique.


Các cây Peupliers là đặc trưng của thực vật vùng này, mùa thu, chúng đưa vào phong cảnh một “gam” màu từ vàng-xanh lá cây đến màu cam.


Nhà hát Miko (sư tử núi) xây dựng 1927 là một điển hình của Art déco lấy cảm hứng phong cách địa phương. Tấm ghép màu này, cũng như các chi tiết trang trí khác là tác phẩm của kiến trúc sư của Hollywood Carl Boller, là người có những nghiên cứu rất sâu về phong cách màu và motif Pueblo cũng như phong cách thuộc địa Tây Ban Nha.


Đất, trời và cây: Một ngôi nhà theo phong cách thuộc địa TBN có sân trong. Trong bức ảnh này ta có thể thấy các màu cơ bản của Nouveau-Mexique: màu đất nóng với màu trời xanh cùng màu các cây peublier mùa thu, ta có thể thêm vào clair-obscur của bóng đổ lên các mảng tường đất nện


Ngôi nhà của Marbel Dodge: Địa phương đã thu hút khác du lịch ngay đầu thế kỉ 20 và ngôi nhà của Mabel dodge trở thành nơi tiếp khách từng được D.H Lawrence đến thăm. Cái lò sưởi được trang trí theo phong cách Tây Ban Nha pha trộn Taos Pueblo


Các màu xanh được dân cư địa phương lựa chọn luôn luôn thú vị, ngay cả trong trường hợp nó không nhằm mục đích trang trí. Màu xanh dương chọn hơi ngả sang xanh lá cây và rất hiếm khi ngả sang màu tím, màu của chiếc xe pick-up này rất hợp với màu các trái ớt và bí ngô đang chuẩn bị mang ra chợ.


Đất nện, gỗ xanh lam và các trái ớt đỏ đang được phơi nắng thực sự điển hình cho địa phương

– Màu của đô thị:

Môi trường đô thị, được xây dựng bởi con người, có màu sắc của riêng nó. Đó là một phông nền không bão hòa, trên đó nổi bật lên các màu nhân tạo, được điểm xuyết bằng các bảng quảng cáo. Các chốn đô thị (ngoại trừ các công viên, vườn cây với mục đích làm nhẹ bớt tính đô thị) có một gam màu đặc biệt mà một vài màu mang tính phổ biến cho hầu hết các thành phố. Nếu ta chụp hình thành phố và muốn khai thác màu sắc thì sẽ tìm thấy các sắc màu rất thú vị.

Màu sắc chủ yếu từ các vật liệu xây dựng, chúng có khuynh hướng thống nhất trên toàn thế giới. Trong các đô thị hiện đại thì màu xám chiếm lĩnh, là màu của bê tông, nhựa đường, đá và kim loại. Ngay các cửa kính dùng ở các diện tích lớn có tác dụng làm tăng cường màu xám vì phản chiếu lại môi trường xung quanh, nhất là những ngày có mây phủ do làm giảm độ tương phản. Vấn đề là do ta cảm giác chúng buồn tẻ, lạnh nhạt hay như Wiliam Eggleston, thấy chúng phong phú một cách tinh tế.

Các thành phố cổ, nhất là khu trung tâm, nơi các công trình cũ được bảo tồn, có khuynh hướng hơi khác biệt vì được sử dụng vật liệu đặc trưng. Ví dụ trung tâm làng đại học Oxford có nhiều công trình được xây bằng đá vôi địa phương, có sắc màu biến đổi từ xám beige ngả sang màu cam khi có ráng nắng chiều . Các khu phố cổ trong các đô thị thuộc địa cũ như singapour tràn đầy các ngôi nhà đựợc sơn màu nóng dưới bóng râm của tán cây, chúng cho ra một “clair-obscur”* rất đặc trưng có độ tương phản cao giữa các sắc trắng, đen và xanh lá cây.

Các ánh màu rực rỡ của bảng quảng cáo, các cửa hiệu, bảng hiệu, có mặt khắp nơi, cùng với ánh đèn xe cộ chúng hoàn toàn đối lập với màu xám tổng thể của thành phố. Tất cả các yếu tố đó rất thu hút do màu sắc phong phú. Khi màn đêm buông xuống ở trung tâm đô thị, độ tương phản trở nên rất mạnh. Nói về độ bão hòa màu sắc thì các cảnh đô thị rất sống động lúc hoàng hôn.

(* chú thích “clair-obscur”: Trong một khung cảnh trong bóng tối có những vệt ánh sáng rất tương phản. Đó cũng là một danh từ chỉ một phong cách hội họa, ví dụ clair-obscur của Rembrandt. Các bác nào chuyên về chân dung sẽ biết cách chiếu sáng “clair-obscur Rembrandt” với cái vệt tam giác ánh sáng nổi tiếng trên gò má của người mẫu (xuất xứ từ bức chân dung tự họa nổi tiếng của họa sĩ), xin lỗi các bác vì tôi không biết dùng từ tiếng Việt nào để thay thế.)


Cây cầu ở trung tâm Tokyo gần Ochanomizu chụp lúc tối, ánh sáng “clair-obscur” là điển hình, ở đây chúng được tăng cường bằng ánh phản chiếu xuống mặt nước. Bình thường khi ta chụp cảnh buổi tối sẽ gặp vấn đề phải giữ lại được hình thể (forme), ở đây cây cầu đóng vai trò đó.


Màu xám đặc trưng của thành phố là một chủ đề hay của nhiếp ảnh. Một cây cầu băng qua nhà ga Liverpool Street ở Luân đôn được chụp từ rất xa bằng ống tele xuyên qua bụi mù của thành phố, biến đổi thành một bức ảnh đơn sắc


Một công trình được bọc kính mặt tiền ở Phoenix Arizona. Các bóng phản chiếu là cơ hội để chụp cận cảnh, với một ống kính wide.

– Màu trong tĩnh vật:

Tĩnh vật là thể loại lí tưởng để sắp xếp một tấm ảnh, thay vì để chúng một cách tình cờ. Các màu sắc được chọn và làm việc một cách tùy ý. Paul Outerbridge, một trong những nhiếp ảnh gia chuyên về tĩnh vật màu đầu tiên đã viết năm 1940 là thể loại này có rất nhiều khả năng cho: “các công việc hoàn toàn mang tính sáng tạo của nhiếp ảnh màu”. Điều đó không có gì bất ngờ, cho những ai muốn làm chủ hoàn toàn tình thế giống như các họa sĩ làm việc từ trước đến nay. Sau Outerbridge, theo một loại các nhiếp ảnh gia với các phong cánh riêng biệt: tự do, chừng mực, chín chắn như Irving Penn, Hiro (Wakabayashi Yasuhiro), Henry Sandbank và Lester Bookbinder.

Không phải một sự trùng hợp nếu công việc của họ đã làm kết nối giữa thẩm mỹ sáng tạo với thương mại. Quảng cáo và thời trang đặc biệt cần thể loại tĩnh vật để giới thiệu sản phẩm và thể hiện các concept một cách được kiểm soát chi li. Đó là phản đề của loại nhiếp ảnh mang tính tự nhiên, không có bất cứ gì mang tính tình cờ. Một cách tuyệt đối tất cả được “nhập khẩu” vô khung ảnh, bất cứ một lỗi nhỏ nhất là do trách nhiệm của người chụp. Điều đó ảnh hưởng tới màu sắc cũng như các yếu tố khác. Đó cũng giống như trong hội họa. Khác với hội họa được tự do chọn pha trộn màu sắc, trong nhiép ảnh thì màu sắc đã có sẵn trước khi chụp, nhưng trong thể loại này ta có thể chọn lựa rất chính xác. Trong tay của một người như Irving Penn, một đơn đặt hàng thương mại có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật.

Việc lựa chọn bảng màu là do người chụp, màu sắc trong tĩnh vật rất đa dạng nhưng sự chính xác và chọn lựa là hiển nhiên trong một bức ảnh suy nghĩ kĩ càng. Rất nhiều nhiếp ảnh gia bị thu hút bởi tính đơn giản và chừng mực là những cái đòi hỏi một sự chính xác tuyệt đối cho các màu trung tính và các sắc màu tinh tế, bây giờ điều đó dễ dàng hơn nhiều với ảnh KTS. Người khác thì chọn làm việc với các màu rực rỡ hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày.


Cho bức ảnh một đóa hoa tulipe này, người giám đốc nghệ thuật đã xé các băng giấy màu và bố trí sao cho các màu đó như tiếp tục phát triển ra từ cánh hoa


Sự tinh khiết của ly cocktail cổ điển làm nó là một subject không màu, sự trang trí trung tính là một khả năng. Ở đây, trong một khách sạn chuyển đổi từ ngôi thành cổ Râjasthâni , các cửa sổ kiếng màu truyền thống tạo thành một trang trí độc đáo


Chủ đề là 2 chai thủy tinh và ở đây được xử lý theo trừu tượng. Chúng trở thành các hình thể màu sắc với các đường nét đơn giản. Để làm tăng giá trị cái bên trái, cái kia được đổ đầy nước màu xanh và các bọt khí làm ảnh sống động thêm

– Sửa đổi màu có chọn lọc:

Dùng các lệnh biến đổi màu trong photoshop cho những màu được chọn lựa, ta có thể tạo nên hài hòa màu sắc cho bức ảnh . Để hình ảnh vẫn giữ được tính tự nhiên, không bị giả tạo, ta cần sử dụng chúng một cách tinh tế, không nên lạm dụng. Ở đây, công cụ được dùng là những công cụ có thể chọn được một màu nhất định trong ảnh để sửa đổi. Có 2 lệnh hay được dùng:

– Trong menu của Photoshop>chọn Image> Réglages (dòng thứ 2 từ trên xuống)>Remplacer la couleur (dòng thứ 11-replace color? xin lỗi vì tôi dùng photoshop tiếng Pháp). Sau đó ta click chọn cái công cụ pipette để chọn màu cần biến đổi trong ảnh, ta có thể di chuyển con trỏ “tolérence” ngay bên dưới để mở rộng hay thu hẹp vùng được chọn. Sau khi đã chọn xong thì có thể biến đổi màu đó bằng 3 thông số hue (sắc màu), saturation (độ bão hòa), lightness (cường độ sáng). Tất cả những biến đổi chỉ ảnh hưởng đến màu được chọn mà không ảnh hường đến các màu khác.
– Trong menu Photoshop>Image>Réglages> Hue/Saturation (ctr+U). Sau đó chọn trong phần edit màu cần sửa đổi (Toàn bộ, đỏ, vàng, xanh lá cây,cyan, xanh dương, magenta), có thể dùng pipette để chọn màu chính xác hơn. Sau khi đã chọn màu thì cũng như lệnh trên ta có thể biến đổi Hue, Saturation và lightness.

Trong ví dụ dưới đây, một cái bể bơi được thiết kế từ 3 màu cơ bản nhưng khi chụp do ánh sáng đèn huỳnh quang đã làm giảm các sắc màu và cho một tông xanh lá cây. Mục tiêu của việc chỉnh màu trong photoshop là tăng độ bão hòa các màu cơ bản và làm mất đi tông xanh lá cây. Nhờ lệnh Hue/saturation, qua pipette, ta có thể chọn chính xác lần lượt màu đỏ và màu vàng để làm chúng tươi lên bằng cách tăng saturation (thực ra màu xanh dương trong ảnh không cần sửa), rồi tiếp tục chọn màu xanh lá cây đề giảm độ saturation của nó gần thành màu xám trung tính.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 976×766.

Theo Vnphoto.net – Bài viết của Xman.

Bình luận về bài viết này